Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI (24/09/2008)

Bài viết giới thiệu công trình khoa học do GS., VS. Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm. Phân tích và lý giải một cách khoa học, công trình đi từ dự báo tổng kết và chuyên biệt về những xu hướng có ý nghĩa toàn cầu quy định sự phát triển của thế giới, đến dự báo về sự phát triển của một số quốc gia và khu vực trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI; và cuối cùng là những suy nghĩ về sự phát triển của Việt Nam trên cơ sở nhận thức khách quan về tình hình phát triển của thế giới trong thế kỷ XX với mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tác giả: Nguyễn Duy Quý ch.b.; Thành Duy g.th.

Đặc điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế (24/09/2008)

Tác giả phân tích, làm rõ những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; đồng thời nêu rõ những mặt bất cập đang biểu hiện trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam cần khắc phục trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tác giả: Nguyễn Văn Nam

Việt Nam chống tham nhũng (24/09/2008)

Trình bày khái quát nguồn gốc lịch sử của quá trình chống tham nhũng của chính quyền cách mạng Việt Nam, tác giả phân tích các nguyên nhân, biểu hiện của nạn tham nhũng ở Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị của đất nước ở mỗi thời kỳ; đồng thời nêu rõ các giải pháp cấp bách chống tham nhũng của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam, trong đó có điểm qua các chỉ thị, nghị quyết, sắc lệnh và nghị định của Đảng và Chính phủ Việt Nam liên quan đến chống tham nhũng.
Tác giả: Nguyễn Văn Ân

Năm cuộc chiến của toàn cầu hoá (24/09/2008)

Hoạt động buôn lậu thuốc phiện, vũ khí, sở hữu trí tuệ, buôn người và tiền tệ đang diễn ra tràn lan trên thế giới và có xu hướng gia tăng bởi tiến trình toàn cầu hoá. Tác giả bài viết phân tích tình hình thực tế của năm loại hoạt động kể trên, lý giải vì sao các chính phủ không giành được thắng lợi trong năm cuộc chiến này và đề xuất một số giải pháp cơ bản.
Tác giả: Moisés Naím; Phạm Thái Việt l.th.

Toàn cầu hoá và nhà nước: Cái mới trong việc điều chỉnh kinh tế ở các nước phát triển (24/09/2008)

Sự hình thành hệ thống kinh tế toàn cầu phá vỡ những ranh giới quốc gia là quá trình quan trọng nhất, quyết định diện mạo của thế giới trong buổi giao thời giữa các thế kỷ XX và XXI. Bài viết phân tích mối liên quan giữa toàn cầu hoá và khu vực hoá, diễn tiến của các quá trình kinh tế ở các nước phát triển, trước hết là ở EU, trên cơ sở đó làm rõ sự thay đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và những kinh nghiệm điều tiết kinh tế phù hợp với điều kiện mới.
Tác giả: Osadchaja I.; Nguyễn Thị Luyến l.th.

Thành quả lý luận về công cuộc cải cách của Trung Quốc đương đại (24/09/2008)

Công cuộc cải cách của đất nước Trung Quốc đương đại đã được tác giả phân tích ở các khía cạnh: tính chất; địa vị; chủ thể và động lực; mô hình mục tiêu của cuộc cải cách thể chế kinh tế; tiêu chuẩn đánh giá sự thành bại, được mất; cơ sở lý luận tư tưởng; đường lối tư tưởng và nguyên tắc trong cải cách thể chế chính trị.
Tác giả: Wang Huai Chao; Lê Hương l.th.

Những vấn đề đạo đức của kỹ nghệ dòng mầm trong sinh học di truyền (24/09/2008)

Kỹ nghệ dòng mầm (germ line) là khả năng thay đổi di truyền trong phôi người có thể truyền lại cho các thế hệ sau. Tác giả đề cập đến những quan niệm khác nhau hiện nay về kỹ nghệ dòng mầm và những vấn đề đạo đức liên quan đến khả năng sử dụng kỹ nghệ dòng mầm trong việc thay đổi ADN ở con người.
Tác giả: Nguyễn Văn Việt

“Máu đen” có thể nuôi sống nền kinh tế thế giới (24/09/2008)

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu dự báo về tình hình dầu mỏ và việc khai thác dầu của thế giới - một vấn đề nóng bỏng đang được cả thế giới quan tâm.
Tác giả: Guo Zenglin; Thu Hà d.