Điện Biên Phủ với lịch sử và với văn học Việt Nam thế kỷ XX (29/09/2008)
Tác giả điểm lại một số tác phẩm tiêu biểu viết về chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt tập trung phân tích, bình luận ba cuốn sách tư liệu do Nhà xuất bản Công an nhân dân mới ấn hành quý I năm 2004. Theo tác giả, đây là ba tác phẩm đặc biệt thú vị của các tác giả người nước ngoài, đều từng là những người trong cuộc, với chỗ đứng riêng và cách nhìn nhận riêng, đều có ước nguyện nói lên “sự thật” ở Việt Nam, và cảnh báo phương Tây những thách thức, hiểm hoạ mà họ sẽ gặp phải trong cuộc đọ sức với Việt Nam.
Tác giả:
Phong Lê
Kinh tế tư nhân ở một số nền kinh tế chuyển đổi những năm qua (29/09/2008)
Tác giả nêu những nét khái quát về kinh tế tư nhân ở một số nền kinh tế chuyển đổi; đề cập đến vấn đề tư nhân hoá ở Nga; giới thiệu một số giải pháp được cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước có nền kinh tế chuyển đổi; và trình bày đôi nét về vấn đề tư nhân hoá ở Việt Nam.
Tác giả:
Đinh Thị Thơm
Vùng kinh tế chung bốn nước - nhìn từ góc độ an ninh khu vực (29/09/2008)
Bài viết trình bày khái quát quá trình hình thành vùng kinh tế chung bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar (gọi tắt là EFC); nêu rõ mục tiêu, lợi ích và những tác động của EFC đối với vấn đề an ninh khu vực; đồng thời đề xuất một số giải pháp mà các nước cần chủ động thực hiện nhằm tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của EFC.
Tác giả:
Nguyễn Nhâm
Vấn đề lương thực thế giới: những khía cạnh mới (29/09/2008)
Bài viết trình bày bức tranh toàn cảnh về tình hình lương thực thế giới hiện nay và một số vấn đề xã hội có tính toàn cầu do việc sử dụng lương thực bất bình thường (quá thiếu hoặc quá thừa) gây nên.
Tác giả:
Kovalev E.; Nguyễn Thị Luyến l.th.
Quan điểm về cơ cấu và kinh tế vĩ mô đối với việc định giá đồng Nhân dân tệ (29/09/2008)
Bài viết nêu rõ một số nhân tố cơ bản xác định cán cân thương mại Trung - Mỹ để lý giải tại sao Mỹ không thể giải quyết vấn đề thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc ngay cả khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng Nhân dân tệ được điều chỉnh; đồng thời phân tích các chính sách của Trung Quốc liên quan đến việc định giá đồng Nhân dân tệ.
Tác giả:
Liu Ligang; V. Trân l.th.
Kiểm soát tri thức về mặt xã hội và chính trị trong các xã hội hiện đại (29/09/2008)
Bài viết đi sâu tìm hiểu những biện pháp kiểm soát tri thức khoa học mới thông qua các thể chế xã hội hiện đại, trong đó có nêu ra khái niệm chính trị tri thức; đề cập đến một số lý do khiến chính trị tri thức nổi lên như một lĩnh vực hoạt động chính trị mới; phân tích những tác động của tri thức mới đối với các mối quan hệ xã hội và nỗ lực kiểm soát những tác động đó; bàn về sự khác nhau giữa chính trị tri thức và các chính sách xã hội.
Tác giả:
Nico Stehr; Nguyễn Thị Yến l.th.
Hội thảo quốc tế: “Giảng dạy triết học trong bối cảnh châu Á” (29/09/2008)
Trong các ngày 16-19/02/2004, tại thành phố Quezon, thủ đô Manila, Philippines, Viện Misiology Misio (Đức), Viện Giáo dục Đại học Thiên chúa giáo (Hongkong) và Khoa Triết học của trường Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Anteneo de Manila (Philippines) đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Giảng dạy triết học trong bối cảnh châu Á; bản sắc của triết học châu Á trong sự thay đổi của thế giới - sự liên kết văn hoá, bối cảnh và triển vọng về giới”. Bài viết tổng thuật mục đích, nội dung và những mối quan tâm chung được nêu ra tại Hội thảo.
Tác giả:
Phạm Văn Đức t.th.
Các khuynh hướng hiện nay và những vấn đề cấp bách của khoa học lịch sử trên thế giới (29/09/2008)
Tác giả phân tích ba sự thay đổi lớn trong những thập niên gần đây, ba trào lưu lớn của khoa học lịch sử thế giới: lịch sử xã hội, lịch sử văn hoá và lịch sử đại cương đương đại; đồng thời trình bày đôi nét về sự hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban quốc tế các khoa học lịch sử (ICHS).
Tác giả:
Koka Ju.; Hà Anh d.