Luận thuyết “Đụng độ giữa các nền văn minh”. Luận điểm và ý đồ chính trị. Phê phán (13/10/2008)
Thực tiễn phát triển của đời sống chính trị quốc tế thời gian qua, với tất cả những diễn biến phức tạp của thế giới đương đại, đang đòi hỏi ở loài người một thái độ khoa học và một trách nhiệm cao; đồng thời phải chuẩn bị những giải pháp hữu hiệu cho phép giải quyết khả quan vấn đề cùng tồn tại thông qua sự tác động qua lại giữa các nền văn minh. Trên tinh thần đó, tác giả xem xét vấn đề đặt ra, đánh giá những luận điểm cốt lõi của S. Huntington ở bài viết “Sự đụng độ giữa các nền văn minh?”, chỉ ra thực chất ý đồ và động cơ chính trị hàm ẩn trong bài viết này.
Tác giả:
Lại Văn Toàn
Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam (13/10/2008)
Với các mục tiêu: hệ thống lại quá trình và các khuynh hướng nghiên cứu chính về vùng văn hoá trên thế giới và ở Việt Nam, coi phương án phân vùng văn hoá là một giả thuyết định hướng cho quá trình nghiên cứu, đi sâu nghiên cứu một số vùng và tiểu vùng văn hoá tiêu biểu của Việt Nam, bước đầu đặt vấn đề về tính đa dạng văn hoá vùng và sự phát triển xã hội đất nước hiện nay, nội dung cuốn sách đề cập đến ba mảng vấn đề cơ bản: 1) Các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu không gian văn hoá nói chung và vùng văn hoá nói riêng; 2) Từ lý thuyết chung khám phá tính đa dạng văn hoá vùng của Việt Nam; 3) Từ đa dạng văn hoá đến các khả năng phát triển xã hội Việt Nam hiện nay.
Tác giả:
Ngô Đức Thịnh; Minh Khánh l.th.
An ninh - nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam (13/10/2008)
Bài viết đề cập đến an ninh kinh tế, an ninh quân sự - những nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới trên hai hướng chủ yếu là tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực giúp chúng ta thực hiện chiến lược đan xen - cân bằng lợi ích kinh tế với các nước, tạo khả năng tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh, quốc phòng, tạo môi trường thuận lợi để mở rộng trao đổi thông tin, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến nói chung và khoa học công nghệ quân sự nói riêng. Tác động tiêu cực sẽ làm tăng nguy cơ tụt hậu ngày càng xa của nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế phát triển với quy mô nhỏ là chủ yếu, tình trạng mất cân đối nền kinh tế có xu hướng gia tăng, gây hạn chế đối với tính độc lập tự chủ, dẫn đến sự lệ thuộc nhiều hơn vào nước ngoài, mâu thuẫn về quyền lợi giữa chủ đầu tư với người lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế tư nhân kéo dài, phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, v.v…
Tác giả:
Nguyễn Nhâm
Trung Quốc với tầm nhìn chiến lược về giáo dục, khoa học kỹ thuật và đào tạo nhân tài (13/10/2008)
Bài viết phân tích tầm nhìn chiến lược về giáo dục, khoa học kỹ thuật và đào tạo nhân tài của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt nhấn mạnh đến tổng công trình sư cải cách mở cửa Đặng Tiểu Bình; đề cập đến những thành tựu to lớn mà đất nước Trung Quốc đạt được nhờ dựa vào phát triển giáo dục, khoa học kỹ thuật và chính sách đề cao, tôn trọng nhân tài của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Hoa.
Tác giả:
Nguyễn Văn Hồng
Chủ nghĩa thực dân phương Tây và tệ nghiện thuốc phiện ở châu Á (13/10/2008)
Tệ nghiện thuốc phiện ở châu Á là do các nước phương Tây mang tới và nó còn để lại hậu quả nặng nề cho đến ngày nay. Châu Á hiện vẫn là nơi có tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý phức tạp nhất trên thế giới với hai khu vực nổi tiếng Tam giác vàng và Trăng lưỡi liềm vàng hàng năm sản xuất hàng nghìn tấn thuốc phiện và một lượng lớn heroin, ma tuý tổng hợp cung cấp bất hợp pháp cho thị trường đen toàn cầu. Bài viết điểm lại các cuộc chiến tranh nha phiến diễn ra trong lịch sử và chỉ ra căn nguyên của tệ nghiện thuốc phiện ở châu Á.
Tác giả:
Nguyễn Cửu Đức
Về việc phát triển chức nghiệp của phụ nữ - những vấn đề đặt ra (13/10/2008)
Việc mở rộng sự tham gia của phụ nữ vào công tác quản lý nói chung, và trong công vụ nói riêng, là yêu cầu khách quan xuất phát từ đặc điểm giới tính, những biến động về giới của lực lượng lao động xã hội, đồng thời cũng là một phương thức giải phóng phụ nữ thoát khỏi sự phụ thuộc và nâng cao vai trò của họ trong xã hội - đây cũng chính là một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam, quan tâm. Bài viết đóng góp một “cách nhìn” về việc phát triển chức nghiệp của phụ nữ cùng những vấn đề có liên quan.
Tác giả:
Lê Thị Vân Hạnh
Về sự hợp tác khoa học - sản xuất quốc tế (13/10/2008)
Nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI đã bước vào giai đoạn mới của quốc tế hoá đời sống kinh tế. Tuy nhiên, động lực chính thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển vẫn là: tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý; sự gia tăng khả năng cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của các nước và các công ty của họ trên những bước đường phát triển tiềm lực trí tuệ, khoa học - kỹ thuật, đổi mới và lao động. Công cụ quan trọng làm tăng mạnh khả năng cạnh tranh trên tất cả các phương diện chính là hợp tác khoa học - sản xuất. Bài viết tập trung phân tích những yếu tố có liên quan đến liên kết khoa học - sản xuất quốc tế, những khâu quan trọng, những ưu thế của hoạt động hợp tác khoa học - sản xuất so với hoạt động ngoại thương truyền thống.
Tác giả:
Kormnov Ju.; Thu Thuỷ l.th.
Sở hữu trí tuệ: bảo hộ về mặt pháp lý, quản lý và thương mại hoá (13/10/2008)
Nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển, nơi mà 80-95 phần trăm mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có được là nhờ vận dụng tri thức mới, hiện hữu trong kỹ thuật và công nghệ, đều mang đặc tính đổi mới. Việc bảo hộ về mặt pháp lý các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho phép các công ty ở những nước này chiếm được vị trí độc quyền trên thị trường tiêu thụ một sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Tác giả:
Jurii Fomichev; Hiền Ly d.