F. Engels và vấn đề phát triển triết học Marx (02/10/2008)
Bài viết gồm hai phần nội dung chính: 1) Thái độ tự phê phán của Engels đối với chủ nghĩa Marx; 2) Vấn đề phát triển triết học Marx trong tình hình hiện nay.
Tác giả:
Hồ Bá Thâm
Toàn cầu hoá và những vấn đề của chính trị hiện đại (02/10/2008)
Toàn cầu hóa, mà cốt lõi là toàn cầu hóa kinh tế, là sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trong quá trình vận động và phát triển. Xu thế này tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có chính trị. Tác động của toàn cầu hóa đối với chính trị hay là chính trị trong điều kiện toàn cầu hóa, do vậy, là một lĩnh vực nghiên cứu mới của các khoa học chính trị, trong đó có Chính trị học.
Tác giả:
Lê Minh Quân
Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam (02/10/2008)
Cuốn sách của GS. Phạm Phụ (trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đăng tải 52 bài, vốn là các bài viết của tác giả cho các hội thảo, hội nghị, các báo và các bài phỏng vấn do các báo tiến hành gắn với chủ đề giáo dục đại học và một số vấn đề liên quan, đã được công bố trên nhiều tờ báo và các kỷ yếu hội nghị của Hội đồng quốc gia giáo dục và của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 1996 đến năm 2005.
Nội dung các bài trong cuốn sách được phân làm hai mảng lớn: Giáo dục đại học (40 bài), Liên quan và hỗ trợ (12 bài), tập trung vào 5 chủ đề: Luật giáo dục, quan điểm phát triển, lựa chọn chiến lược; Cơ cấu hệ thống, cơ chế tổ chức - quản lý, tuyển sinh đại học; Quy mô, chất lượng, nguồn nhân lực; Chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy; Cơ chế thị trường, tài chính đại học, toàn cầu hóa, công bằng xã hội v.v… nhằm cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về giáo dục đại học Việt Nam; một số xu thế phát triển giáo dục đại học trên thế giới; và giúp theo dõi được phần nào những tranh luận xung quanh các vấn đề về giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay. Từ đó người đọc có thể thấy rõ được những luận điểm cũng như kiến nghị của tác giả về các vấn đề gắn với giáo dục đại học, góp phần vào việc xây dựng các chính sách và thể chế về từng lĩnh vực cụ thể của giáo dục đại học nói riêng và của nền giáo dục Việt Nam nói chung.
Tác giả:
Phạm Phụ; Nguyễn Như Ất l.th.
Về kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ Đổi mới (02/10/2008)
Bài viết điểm qua sự tiến triển của kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ thực hiện Đổi mới cả trên phương diện nhận thức lẫn thực tế; xem xét những quan điểm cơ bản về khu vực kinh tế này; những đóng góp quan trọng của nó vào tăng trưởng kinh tế quốc dân và những vấn đề cần giải quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát huy được mọi tiềm năng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả:
Đinh Thị Thơm
Các yếu tố xã hội của tăng trưởng kinh tế (02/10/2008)
Tác giả bài viết đi sâu phân tích sự tác động của các yếu tố xã hội đối với tăng trưởng kinh tế vi mô và vĩ mô của các nước trên thế giới, làm rõ mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng xã hội; đặc biệt nhấn mạnh tới quan điểm liên ngành trong nghiên cứu và phân tích sự tăng trưởng kinh tế nhằm phản ánh một cách khách quan mối quan hệ nhân - quả giữa kinh tế và lĩnh vực xã hội.
Tác giả:
Nadel’s; Ngọc Giang l.th.
Các mạng quốc tế về tri thức và đổi mới trong khuôn khổ hội nhập, liên kết và mở rộng châu Âu (02/10/2008)
Vấn đề mở rộng châu Âu hoặc rộng hơn, gia nhập toàn cầu hóa, dưới quan điểm của R. Cappellin cũng là vấn đề quá độ của những khu vực kém phát triển hướng tới những mô hình kinh tế dựa trên tri thức của “xã hội tri thức”, và điều quan trọng là giúp các khu vực đó không bị đẩy lùi xa các khu vực phát triển nhất mà mọi hoạt động đều dựa trên những công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao. Do đó, vấn đề sáng tạo tri thức mới và tiếp cận tri thức mới đóng vai trò quan trọng trong đổi mới và hội nhập. Ở đây, vấn đề lớn là làm sao giúp các khu vực kém phát triển nhất tiếp cận được với các mạng tri thức đã được mã hóa (codifiée) hoặc chưa được mã hóa (tacite) và những kỹ năng nghề nghiệp. Việc tạo dựng các mạng có tầm quốc tế và liên miền như vậy sẽ tạo thuận lợi cho các xã hội, các khu công nghiệp và dịch vụ hội nhập ở những hình thức cao hơn không chỉ về phương diện thương mại mà còn cả về tri thức và đổi mới.
Tác giả:
Riccardo Cappellin; Đỗ Sáng l.th.
Phân tích vấn đề bản quyền trong việc xây dựng các nguồn thông tin thực của thư viện số (02/10/2008)
Phương thức xây dựng nguồn thông tin thực của thư viện số chủ yếu gồm ba bộ phận lớn: số hóa các nguồn thông tin của thư viện truyền thống, mua các chế phẩm và cơ sở dữ liệu số hóa và download các nguồn thông tin trên mạng. Trong bài viết này, tác giả bàn về vấn đề bản quyền trong việc xây dựng nguồn thông tin thực của thư viện số và đề xuất một số đối sách về vấn đề bản quyền.
Tác giả:
Jiang Xiangdong; Viễn Phố d.