Giá trị tiến bộ trong một số lý thuyết quan hệ quốc tế đương đại (20/04/2025)

Một trong những ý nghĩa lớn của lý thuyết là các giá trị mà chúng đem lại cho thực tiễn. Trong các lý thuyết quan hệ quốc tế, các giá trị nổi bật nhất hiện diện ngày càng sâu rộng trong đời sống quốc gia và quốc tế chính là hòa bình, tôn trọng chủ quyền quốc gia, dân chủ và quan tâm đến con người. Bài viết xem xét các giá trị này trong một số lý thuyết quan hệ quốc tế đương đại để cho thấy rõ nhận định trên.
Tác giả: Hoàng Khắc Nam

Quan điểm của Mỹ đối với hợp tác tiểu vùng sông Mekong và hàm ý chính sách cho Việt Nam (20/04/2025)

Tiểu vùng sông Mekong không chỉ giàu tài nguyên, phát triển năng động mà còn là khu vực địa chiến lược quan trọng. Khu vực này đã nhận được sự quan tâm của nhiều nước giàu mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc hết sức gay gắt hiện nay, tiểu vùng sông Mekong là địa bàn tranh giành ảnh hưởng quan trọng đối với cả hai nước. Đã có nhiều sáng kiến hợp tác giữa các nước lớn với khu vực sông Mekong cũng như các nước thành viên của khu vực này. Với Mỹ, nếu ban đầu nước này có độ trễ trong việc thiết lập các liên kết, hợp tác với các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong thì gần đây đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ. Các sáng kiến của Mỹ với tiểu vùng sông Mekong liên quan đến phát triển, an ninh và môi trường đã thu được những kết quả nhất định. Với chính sách của Mỹ hiện nay, khả năng hợp tác giữa tiểu vùng sông Mekong với Mỹ sẽ có nhiều cơ hội mới mà Việt Nam cần cân nhắc để tận dụng.
Tác giả: Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Kim Anh

Vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách an sinh xã hội đảm bảo an ninh con người ở Việt Nam hiện nay (20/04/2025)

An ninh con người giữ vai trò trung tâm trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, đồng thời là mục tiêu quan trọng trong quá trình xây dựng một quốc gia vững mạnh và phát triển. Trong nhiều năm qua, đặc biệt từ khi triển khai đường lối Đổi mới vào năm 1986, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến việc xây dựng và thực thi các chính sách an sinh xã hội nhằm đảm bảo an ninh con người. Chính sách này được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng cho sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước.
Tác giả: Nguyễn Ngân Hà

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (20/04/2025)

Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên là một trong những nhiệm vụ chính yếu, quyết định nhiều vấn đề cốt lõi đối với công tác xây dựng Đảng. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn có một vai trò đặc biệt quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, nâng cao đạo đức trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng và nhân dân ta quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức mà Người đã nêu ra có ý nghĩa sâu sắc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Với tinh thần đó, Quy định số 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” ra đời đã kịp thời đáp ứng yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn.
Tác giả: Chu Thị Hương, Trần Thị Thanh Tâm

Xây dựng chỉ số xung đột quốc tế: Hệ tiêu chí đánh giá và ứng dụng (20/04/2025)

Chỉ số xung đột quốc tế là một công cụ đo lường sự phức tạp của các cuộc xung đột giữa các quốc gia và các yếu tố liên quan. Chỉ số này giúp theo dõi và đánh giá mức độ xung đột, cũng như khả năng can thiệp và giải quyết. Mối tương quan giữa các chỉ số thành phần cũng rất quan trọng. Việc hiểu rõ các mối tương quan này để xây dựng công thức tính chỉ số xung đột, từ đó xác định trạng thái xung đột là cần thiết để dự báo nguy cơ xung đột và tìm ra các biện pháp giảm thiểu.
Tác giả: Nghiêm Tuấn Hùng, Phí Vĩnh Tường

Khái lược một số công trình nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình (20/04/2025)

Phân công lao động là một chủ đề nghiên cứu nền tảng trong xã hội học, được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm, nhằm chỉ ra thực trạng, vai trò, tác động... của vấn đề này đối với đời sống kinh tế - xã hội trong các giai đoạn, thời kỳ, khu vực khác nhau. Trên cơ sở khảo cứu các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan tới phân công lao động, bài viết khái quát về tình hình nghiên cứu phân công lao động trong gia đình, qua đó làm rõ những điểm mới trong nghiên cứu và triển vọng triển khai lĩnh vực này ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tác giả: Hồ Diệu Huyền

Một số vấn đề về du lịch văn hóa ở Việt Nam hiện nay (20/04/2025)

Việt Nam có hệ thống di sản phong phú, mang nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và khoa học. Đây là điều kiện quan trọng để khai thác, phát triển du lịch văn hóa trở thành một trong những ngành mũi nhọn nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết tổng quan các công trình và báo cáo đã công bố về chính sách, thực trạng khai thác du lịch văn hóa ở Việt Nam trong những năm qua và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác di sản văn hóa trong du lịch gắn với phát triển kinh tế địa phương.
Tác giả: Lưu Thị Thu Thủy