Nghiên cứu, đề xuất danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ (28/04/2020)
Trong bối cảnh thế giới đang thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững, phát triển bền vững cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Việt Nam quyết tâm thực hiện, việc nghiên cứu, đề xuất danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là cơ sở để theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ trong mối tương quan với các vùng kinh tế khác và cả nước. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện hành dựa trên sự phân tách số liệu của từng chỉ tiêu liên quan tới phát triển bền vững đến cấp vùng, tỉnh/thành phố thuộc vùng; và trên cơ sở các nguyên tắc đã lựa chọn, đề xuất danh mục chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ.
Tác giả:
Nguyễn Đình Khuyến, Vũ Hùng Cường, Trần Thị Luyến, Trần Thị Thùy Linh, Lương Thùy Dương
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản trị trong các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tại Việt Nam (28/04/2020)
Trong thời gian qua, chất lượng nguồn nhân lực (NNL) quản trị trong các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn nhà nước tại Việt Nam ngày càng đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn cũng như định hướng phát triển của các ngân hàng. Tuy nhiên, để các ngân hàng này phát huy một cách có hiệu quả vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới thì chất lượng NNL quản trị hiện nay vẫn tồn tại những hạn chế về năng lực quản lý. Bài viết tập trung phân tích thực trạng chất lượng NNL quản trị trong các NHTM có vốn nhà nước tại Việt Nam, qua đó đưa ra những đánh giá và một số giải pháp nhằm phát triển NNL quản trị cho các NHTM này.
Tác giả:
Đào Trọng Hiếu, Hoa Hữu Cường
Tái dựng lịch sử ngôi chùa Xiển Pháp qua văn bia và tài liệu Hán Nôm liên quan (28/04/2020)
Xiển Pháp là ngôi chùa được nhắc tới trong các nghiên cứu lịch sử Phật giáo và văn hóa in ấn truyền thống sử dụng mộc bản tại Việt Nam. Tuy nhiên, tư liệu trực tiếp đề cập tới lịch sử của ngôi chùa là hai tấm bia đá hiện nằm tại nền chùa cũ lại chưa từng được tìm hiểu một cách đầy đủ. Thông qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng hai tấm bia này, kết hợp với một số tư liệu Hán Nôm hữu quan, nghiên cứu tái dựng lịch sử hình thành của ngôi chùa Xiển Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đồng thời đặt ra nghi vấn về cuộc đời tu hành của Hàn Thái Ninh - vị trụ trì chùa Xiển Pháp.
Tác giả:
Nguyễn Đình Hưng
Nhận diện giá trị văn hóa tộc người trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang (28/04/2020)
Giá trị văn hóa là nguồn tài nguyên, nguồn lực vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, địa phương và mỗi tộc người trong quá trình xây dựng phát triển. Tuy nhiên, trong đời sống thường nhật, chúng ta không dễ nhận diện được một cách toàn diện hệ thống các giá trị văn hóa của một dân tộc, một địa phương. Dưới góc nhìn nghiên cứu trường hợp ở tỉnh Hà Giang, bài viết đặt ra vấn đề phương pháp, cách tiếp cận và một số quan điểm khoa học trong nghiên cứu nhận diện giá trị của di sản văn hóa trong chiến lược bảo tồn văn hóa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tác giả:
Phạm Văn Dương
Tổ chức bản của một số tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam (28/04/2020)
Bản là hình thức tổ chức xã hội quan trọng ở các dân tộc thiểu số thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Mỗi bản đều có miếu thổ thần, tọa lạc bên trong bản hay trong khu rừng cấm, rừng thiêng - nơi tổ chức nghi lễ cầu an cho cộng đồng hàng năm. Lễ hội của bản đã và đang làm thỏa mãn đời sống tâm linh, cũng là môi trường bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người. Bài viết phân tích các đặc trưng “bản” của một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam từ tên gọi, ranh giới, hình thức quản lý bản truyền thống và hiện nay, đồng thời chỉ rõ vai trò của trưởng bản trong điều hành sản xuất, điều phối đất đai, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng cấm và giữ gìn trật tự, an ninh...
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Thanh
Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và bài học cho Việt Nam (28/04/2020)
Việt Nam đã thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp trong nhiều năm qua, nhưng việc này vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, khâu thực hiện còn tồn tại nhiều lúng túng và hạn chế. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ rộng khắp như hiện nay, bài viết tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, từ đó rút ra một số bài học đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.
Tác giả:
Nguyễn Huy Cảnh
Nghiên cứu lịch sử môi trường ở Việt Nam (28/04/2020)
Lịch sử môi trường là một chuyên ngành hẹp của sử học, ra đời vào thập niên 1970, nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường sống xung quanh trong lịch sử. Là một xu hướng nghiên cứu mới, lĩnh vực này chỉ bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Lịch sử môi trường của Việt Nam cũng được quan tâm bởi các học giả nước ngoài với một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu được công bố trong khoảng hai thập niên qua. Bài viết tìm hiểu khái quát về tình hình nghiên cứu lịch sử môi trường Việt Nam của các nhà nghiên cứu Việt Nam và học giả nước ngoài, qua đó đề cập đến triển vọng của lĩnh vực nghiên cứu này ở Việt Nam trong tương lai.
Tác giả:
Lư Vĩ An