Tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ (29/09/2008)

Với cách nhìn của nhà sử học, tác giả phân tích so sánh chiến thắng Điện Biên Phủ với một số sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc và thế giới trong lịch sử, từ đó khẳng định tầm vóc to lớn về ý nghĩa lịch sử và giá trị tinh thần của chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời góp phần làm sáng tỏ những gì chưa được làm rõ, chưa được hiểu đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta trong bối cảnh quốc tế và khu vực lúc đó.
Tác giả: Trần Văn Giàu

Vấn đề gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất (29/09/2008)

Tác giả phân tích và nêu bật những điều kiện cần thiết tạo nên sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất hiện nay, những đặc điểm mới, mối quan hệ và hình thức biểu hiện của sự gắn kết này.
Tác giả: Hoàng Xuân Long

Hướng tới phát triển bền vững và Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (29/09/2008)

Năm 1992, Việt Nam là một thành viên tích cực tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển và là một bên ký kết Chương trình nghị sự 21. Yêu cầu cơ bản của Chương trình này là phải lồng ghép các mục tiêu kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không có một đề cương hướng dẫn chung cho Chương trình Nghị sự 21 và mỗi nước, tuỳ theo điều kiện mà áp dụng phương thức sao cho phù hợp với nhu cầu và mục tiêu quốc gia. Tại Việt Nam, Chương trình nghị sự 21 đang được triển khai thực hiện trên cơ sở Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia 10 năm (2001-2010). Bài viết đề cập đến quan điểm phát triển bền vững; phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và những bài học được rút ra, từ đó xác định mục tiêu và yêu cầu của Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.
Tác giả: Ban biên tập Tạp chí Thông tin KHXH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đi đôi với bảo vệ môi trường, thực hiện phát triển bền vững (29/09/2008)

Phát triển bền vững là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cho chúng ta ngày hôm nay, và cho cả các thế hệ mai sau. Để bảo đảm phát triển bền vững phải kết hợp hài hoà ba yếu tố: tiến bộ xã hội đáp ứng nhu cầu của mọi người dân; bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Tác giả: Đặng Hữu

Vấn đề môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam (29/09/2008)

Bài viết hệ thống lại hoạt động khoa học và công nghệ và công tác quản lý về môi trường ở Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây; đồng thời đề xuất một số vấn đề xung quanh việc kết hợp hài hoà phát triển kinh tế - xã hội với môi trường.
Tác giả: Lê Quang Thành

Chính sách xã hội - nhân tố của sự phát triển bền vững (29/09/2008)

Tác giả tập trung phân tích nội dung và cơ cấu của chính sách xã hội nói chung và chính sách xã hội trong thời kỳ cải cách của nước Nga nói riêng; chứng minh rằng chính sách xã hội tích cực là điều kiện quan trọng nhất đối với khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; đồng thời vạch ra những yêu cầu cấp bách đối với chính sách xã hội, cũng như chủ thể thực hiện vai trò chủ đạo trong việc duy trì và khôi phục vốn con người và vốn xã hội ở nước Nga hiện nay.
Tác giả: Soboleva I.; Thu Thuỷ l.th.

Đặc điểm mới của khoa học hiện đại: tiến tới nghệ thuật hoá (29/09/2008)

Bài viết đưa ra một số sự việc và hiện tượng diễn ra trong suốt lịch sử phát triển của khoa học để chứng minh đặc điểm mới của khoa học hiện đại là khoa học và nghệ thuật đang ngày càng thẩm thấu, tác động lẫn nhau và đi theo xu hướng nghệ thuật hoá.
Tác giả: Zhang Xue Li; Dương Phương Anh l.th.

Người vĩ đại nhất của thế kỷ XX (29/09/2008)

Theo tác giả, Lenin là một trong số những người vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại và là người vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Ý nghĩa của Lenin, quy mô vĩ đại của nhân cách Lenin, những công lao xuất chúng của Lenin, không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với toàn thể nhân loại, không lệ thuộc vào bất kỳ một sự xuyên tạc nào.
Tác giả: Aleksandr Zinov’ev; Lê Sơn d.