Văn học giải phóng miền Nam 1960 - 1975 trong bối cảnh văn học Việt Nam chống Mỹ (13/10/2008)
Văn học giải phóng miền Nam tồn tại từ năm 1960, khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, và kết thúc năm 1975, khi đất nước Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Bài viết đánh giá cao giá trị của Văn học giải phóng miền Nam qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu xuất hiện trong thời gian từ sau 1960 đến 1975, và khẳng định sứ mệnh lịch sử của nó trong hoàn cảnh văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ.
Tác giả:
Phong Lê
“Cuộc chiến tranh Việt Nam”, “Hội chứng Việt Nam” và cuốn “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” của Gabriel Kolko (13/10/2008)
Dưới góc độ sử học, tác giả bài viết tập trung phân tích bối cảnh quốc tế, tình hình nước Mỹ và Việt Nam từ 1945 đến 1975 nhằm luận giải cái mà người Mỹ gọi là “Chiến tranh Việt Nam”; nêu rõ những lý do khiến “Cuộc chiến tranh Việt Nam” trở thành “Hội chứng Việt Nam” diễn ra ở Mỹ suốt 30 năm sau chiến tranh. Tác giả cũng đồng thời điểm lại một cách khái quát các công trình nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam đã được công bố ở Mỹ; đưa ra một số nhận xét về nội dung của các công trình này. Phần nội dung cuối bài được tác giả dành để tập trung phân tích và nhận xét về cuốn “Giải phẫu một cuộc chiến tranh” của Gabriel Kolko công bố năm 1985, dịch ra tiếng Việt năm 1991 và tái bản năm 2003.
Tác giả:
Phạm Hồng Tung
Phát triển con người Việt Nam qua các báo cáo thường niên về phát triển con người của UNDP (13/10/2008)
Trong vài thập kỷ trở lại đây, triết lý “con người là trung tâm của sự phát triển” ngày càng được cộng đồng thế giới quan tâm đề cao. Phân tích và làm rõ triết lý con người chiếm vị trí trung tâm của sự phát triển là một trong những nội dung mà bài viết đề cập tới. Trên cơ sở các chỉ số, chỉ báo, các tiêu chí về sự phát triển con người do UNDP đưa ra trong các Báo cáo phát triển con người hàng năm, bài viết phân tích so sánh và nhận xét về những thành tựu trong phát triển con người của Việt Nam từ năm 1990 đến nay; khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển con người.
Tác giả:
Hồ Sĩ Quý
Sản phẩm thông tin nhìn từ góc độ marketing (13/10/2008)
Sản phẩm thông tin là đầu ra của mỗi quá trình thông tin ở mỗi cơ quan thông tin - thư viện. Người dùng tin sẽ đánh giá hoạt động của các cơ quan này thông qua hệ thống sản phẩm mà họ được thụ hưởng. Đồng thời, nếu xem người dùng tin là yếu tố căn bản tạo nên thị trường thông tin, thì việc khảo sát, nghiên cứu kết quả hoạt động của các cơ quan thông tin - thư viện dưới góc độ marketing sẽ có một ý nghĩa rất đáng được quan tâm. Bài viết giới thiệu các khái niệm về marketing, về sản phẩm thông tin, về dòng sản phẩm, hạng sản phẩm, vòng đời sản phẩm cũng như các nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động marketing,… những công việc được xem là cùng tồn tại với sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ quan thông tin - thư viện.
Tác giả:
Trần Mạnh Tuấn
Tăng trưởng vì người nghèo và chính sách tăng trưởng vì người nghèo: kinh nghiệm châu Á (13/10/2008)
Bài viết lược thuật nội dung chuyên đề nghiên cứu “Tăng trưởng vì người nghèo và chính sách tăng trưởng vì người nghèo: kinh nghiệm châu Á” với bốn phần nội dung chính. Phần I tập hợp một cách có hệ thống số liệu sẵn có của các nước châu Á và lý giải phương pháp tiếp cận được sử dụng. Phần II trình bày các xu hướng về tăng trưởng, bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ nghèo của các nước trong các thời kỳ khác nhau. Phần III dựa trên cơ sở thống kê đơn giản để nghiên cứu vai trò của các yếu tố kinh tế vĩ mô tiềm năng xác định đói nghèo trong bối cảnh châu Á. Phần IV phân tích ảnh hưởng của các loại chính sách khác nhau tới các yếu tố xác định nghèo đói và nêu bật sự khác nhau ở các nước châu Á trong việc cân nhắc sự đánh đổi chính sách liên quan tới nghèo đói.
Tác giả:
Hafiz A. Pasha, T. Palanivel; Quang Anh l.th.
Tính hai mặt của các tổ chức nhân đạo: một đối tượng nghiên cứu của các khoa học quản lý (13/10/2008)
Các tổ chức nhân đạo (OHSI) hay hữu nghị (OSI) là một loại hiệp hội đặc biệt, bên cạnh những điểm tương đồng còn có nhiều dị biệt so với các tổ chức khác. Nghiên cứu những đặc điểm riêng của chúng sẽ giúp làm phong phú khoa học quản lý nói chung, cũng như việc quản lý các tổ chức nhân đạo nói riêng được tốt hơn. Tác giả bài viết tập trung vào việc xác định những đặc trưng chính và những giai đoạn nổi bật nhất trên quỹ đạo phát triển của các tổ chức này. Về mặt lý thuyết, tác giả sử dụng quan niệm của các học thuyết kinh doanh, quản lý và tổ chức, đồng thời sử dụng cả cách tiếp cận của “chủ nghĩa hành vi”, tham khảo thêm quan niệm của kinh tế học về các thiết chế và hợp đồng. Đặc biệt, để nêu bật những đặc trưng riêng của các tổ chức nhân đạo, tác giả dùng phương pháp so sánh, đối chiếu các tổ chức này với các doanh nghiệp thương mại và với các tổ chức mang tính quản lý hành chính công.
Tác giả:
Erwan Quéinnec; Tiến Đạt l.th.
Kinh tế dịch vụ trí tuệ thế giới: tình hình, xu hướng và sự điều tiết (13/10/2008)
Quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sống kinh tế là những đặc điểm quan trọng của giai đoạn phát triển hiện nay. Thêm vào đó là vai trò kinh tế, hoạt động kinh doanh và xã hội của lĩnh vực dịch vụ trí tuệ đang tăng mạnh. Đặc trưng của lĩnh vực này là tập trung hoá lao động chủ yếu mang tính sáng tạo, đổi mới, vốn là nền tảng của hoạt động sản xuất độc đáo chứ không phải là hoạt động sản xuất tái tạo. Sản phẩm của nó thường mang tính tiên phong, bất luận loại hình và ngành cụ thể. Chính những sản phẩm đó tạo nên sự tiến bộ của nhân loại. Toàn bộ khả năng sản xuất của các quốc gia trong lĩnh vực này tạo thành kinh tế dịch vụ trí tuệ thế giới, mà hoạt động được quy định bởi đặc thù sản phẩm của nó, bởi các điều kiện sản xuất, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm đó.
Tác giả:
Edgar Agabab’jan; Xuân Mai d.