Hồ Chí Minh: Văn hóa và cách mạng (14/06/2011)
Khía cạnh văn hóa ở danh nhân Hồ Chí Minh là văn hóa cách mạng; và để đạt hiệu quả cách mạng, nó phải là văn hóa hành động, văn hóa nhằm vào sự thức tỉnh quần chúng, văn hóa gắn với nhu cầu thực tiễn theo hướng giúp cho con người năng lực tự giải phóng và sự giải phóng con người. Văn hóa và cách mạng: văn hóa cách mạng và cách mạng văn hóa, văn hóa phục vụ nhân dân và đưa nhân dân lên trình độ cao của văn hóa; văn hóa kiến thức và văn hóa đạo đức - lối sống… tất cả đều có thể tìm thấy trong tầm nhìn bao quát của danh nhân Hồ Chí Minh và cũng được biểu hiện trong toàn bộ hoạt động của nhà cách mạng Hồ Chí Minh.
Tác giả:
Phong Lê
Tài nguyên nước ở Việt Nam: nguyên nhân suy giảm và hệ lụy (14/06/2011)
Tài nguyên nước ở Việt Nam tuy phong phú nhưng không dồi dào. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước chưa thật khoa học, thiếu quy hoạch, cơ sở hạ tầng cấp nước xuống cấp, nhận thức chưa thật đúng đắn về nguồn tài nguyên quan trọng này nên nước thải không qua xử lý đã bị xả ra môi trường. Và còn tồn tại thói quen sử dụng nước lãng phí, đổ chất thải bừa bãi ra sông ngòi, ao hồ… Cùng với biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nước biển dâng đã và đang làm suy giảm nguồn tài nguyên nước dẫn đến những hệ lụy khó lường mà cộng đồng dân cư cả ba miền đất nước đang phải gánh chịu.
Tác giả:
Trần Thanh Lâm
Chủ nghĩa đa văn hóa: một số vấn đề lý luận và thực tiễn (14/06/2011)
Đề cập đến hoàn cảnh ra đời, nội dung khái niệm chủ nghĩa đa văn hóa, phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa đa văn hóa đối với xã hội và tìm hiểu thực tiễn áp dụng chủ nghĩa đa văn hóa ở nhóm các nước phương Tây (Canada, Australia, Mỹ) và nhóm các nước phi phương Tây (Malaysia, Ấn Độ, Cộng hòa Nam Phi), tác giả bài viết nêu ra một số điểm cần lưu ý trong nghiên cứu và áp dụng chủ nghĩa đa văn hóa ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Sẽ là có ích và cần thiết nếu Việt Nam có thể rút ra từ chủ nghĩa đa văn hóa những sáng kiến và công cụ cần thiết và thích hợp để quản lý hữu hiệu tính đa dạng văn hóa và sắc tộc, thúc đẩy ổn định, thống nhất trong xã hội và xây dựng đất nước.
Tác giả:
Hà Thị Quỳnh Hoa
Những nét cơ bản của logic học Phật giáo Ấn Độ (phân tích so sánh với logic học phương Tây) (14/06/2011)
Chỉ ra một số khác biệt cơ bản nhất giữa hai loại logic học phương Đông và phương Tây, tác giả kết luận: Logic học phương Tây bắt nguồn từ Aristotle là “công cụ” cho tư duy, nhận thức chân lý khách quan. Logic học Phật giáo Ấn Độ không chỉ đơn giản là “phương tiện” nhận thức chân lý, mà còn là phương tiện nhận thức chân lý đầy đủ, bao hàm cả sự giải phóng nhân loại khỏi khổ đau (giải thoát).
Tác giả:
Nguyễn Gia Thơ
Ngăn chặn bạo lực học đường: Một hướng dẫn dành cho giáo viên (14/06/2011)
Bài viết tóm tắt những nội dung chính của tài liệu “Ngăn chặn bạo lực học đường: Một hướng dẫn dành cho giáo viên”. Đây là đóng góp của UNESCO vào chương trình “Giáo dục cho mọi người và Thập kỷ thế giới vì một nền văn hóa hòa bình và không bạo lực cho trẻ em toàn thế giới của Liên Hợp Quốc” (2001-2011). Tài liệu này là sự tiếp nối của “Báo cáo thế giới về bạo lực đối với trẻ em” (2006). Nhiều hội thảo và hội nghị quốc tế đã được tổ chức để phục vụ cho việc biên soạn như “Chấm dứt bạo lực học đường: làm gì?” (2007) và “Hội nghị quốc tế lần thứ tư về bạo lực học đường và chính sách công” (Lisbon, 2008).
Tác giả:
UNESCO; Phan Công Khanh g.th.
Đảm bảo quyền được học tập của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (14/06/2011)
Bài viết gồm 5 phần nội dung: 1- Tình hình trẻ em có HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 2- Tính dễ tổn thương của trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 3- Khung pháp lý đảm bảo quyền được học tập của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 4- Gian nan con đường đến trường của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 5- Giải pháp thực hiện.
Tác giả:
Phan Thuận, Ngô Thị Xuân Quỳnh
Những vấn đề xã hội gai góc trong một tiểu thuyết (14/06/2011)
Bài viết giới thiệu nội dung tiểu thuyết “Mạt vận” của nhà văn Đỗ Ngọc Yên. Những vấn đề được đặt ra trong tiểu thuyết là tiếng chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng,… ở một bộ phận cán bộ công chức và giới trẻ hôm nay. Sách dày 416 trang do nhà xuất bản Thời đại ấn hành năm 2011.
Tác giả:
Ngọc Tâm g.th.
Có phải nước Mỹ đang sa sút? (14/06/2011)
Xoay quanh thực lực của Mỹ trong các lĩnh vực an ninh, chính trị, quân sự và kinh tế, bài viết trình bày quan điểm, nhận định của tác giả trước các mệnh đề sau: 1- Từ trước chúng ta đã nghe nói rằng nước Mỹ đang trên đà đi xuống. 2- Sớm hay muộn thì Trung Quốc sẽ nổ tung. 3- Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới. 4- Toàn cầu hóa đang hướng thế giới đi theo cách của phương Tây. 5- Toàn cầu hóa không phải là trò chơi có tổng bằng không.
Tác giả:
Gideon Rachman; Xuân Tùng d.