Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh (30/11/2007)

Sau khi điểm lại những thành quả nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có nghiên cứu phương pháp Hồ Chí Minh, tác giả cuốn sách chỉ rõ tính chất, ý nghĩa của công tác nghiên cứu phương pháp Hồ Chí Minh đối với quá trình đổi mới và phát triển ở nước ta qua các phần nội dung: 1) Dẫn luận; 2) Tổng quan những nghiên cứu về phương pháp Hồ Chí Minh; 3) Phương pháp Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra từ lý luận đến thực tiễn; 4) Vận dụng phương pháp Hồ Chí Minh để tìm hiểu tư tưởng triết học của Người; 5) Cảm nhận về triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí Minh; 6) Từ "dân" đến "dân chủ" và "dân vận" trong tư tưởng, phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh.
Tác giả: Hoàng Chí Bảo; Đỗ Thị Thảo l.th.

Tham nhũng và toàn cầu hoá (30/11/2007)

Bài viết tập trung làm rõ các tác động tiêu cực của tham nhũng đối với tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây, như việc làm giảm những lợi ích của toàn cầu hoá và dẫn đến sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô; phân tích thực trạng công cuộc cải cách chống tham nhũng ở các quốc gia; khẳng định vai trò của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) trong việc đấu tranh chống tham nhũng.
Tác giả: Shang-Jin Wei; Ngọc Lan l.th.

Các doanh nghiệp trong cuộc chiến chống tham nhũng (30/11/2007)

Bài viết gồm bốn phần nội dung: 1) Chống tham nhũng: một phong trào quốc tế; 2) Sự phân hoá các doanh nghiệp trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; 3) Những biện pháp cuốn hút các doanh nghiệp vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng; 4) Một số bài học rút ra.
Tác giả: Phạm Thái Việt t.th.

Văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ trong tổng thể và tiến trình văn học dân tộc (từ nửa sau thế kỷ XIX đến 1932) (30/11/2007)

Phần tiếp theo của bài viết tập trung phân tích và đưa ra những nhận xét về mảng văn xuôi quốc ngữ Bắc Bộ từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1932 với các tác giả tiêu biểu như Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tường Tam, Đặng Trần Phất, Trọng Khiêm, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn, v.v…
Tác giả: Phong Lê

Những biểu hiện thay đổi mới, mâu thuẫn mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại (30/11/2007)

Tác giả phân tích những biến đổi về cơ cấu giai cấp và quan hệ giai cấp của xã hội tư bản; những biểu hiện mới về mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ chính trị và quan hệ quốc tế.
Tác giả: Hồ Châu

Tính năng động của việc tiếp thu công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá (30/11/2007)

Bài viết phân tích tính năng động của việc tiếp thu công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá; nêu lên những con đường khác nhau ở những nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau trong việc xây dựng năng lực công nghiệp vì mục tiêu công nghiệp hoá. Phạm vi xem xét ở đây là những kinh nghiệm công nghiệp hoá ở Hàn Quốc với mong muốn là những gợi ý cho một số quốc gia đang phát triển khác.
Tác giả: Linsu Kim; Hải Bình l.th.

Nước, di sản chung của nhân loại (30/11/2007)

Bài lược thuật nêu rõ tầm quan trọng và thực trạng nguồn nước sạch hiện nay, khẳng định nhu cầu được sử dụng nước sạch là một trong những thách thức lớn nhất của thiên niên kỷ thứ ba và là vấn đề trung tâm của nhân loại.
Tác giả: Centre Tricontinental; Bùi Đình Thanh l.th.

Sử học và hiện thực. Tập III: Đổi mới tư duy về công nhân và giai cấp công nhân, kinh tế tri thức và công nhân tri thức (30/11/2007)

Hiện thực đổi mới của giai cấp công nhân hiện nay đặt ra những vấn đề gì về lý luận cũng như về định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam? Những vấn đề này có quan hệ như thế nào đến việc củng cố bản chất giai cấp của Đảng? Nội dung cuốn sách góp phần vào việc giải đáp những câu hỏi nêu trên.
Tác giả: Văn Tạo; Thái Bảo g.th.