Mẫu hình đạo đức lý tưởng trong triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII (28/07/2023)
Bao trùm lên toàn bộ nền triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII chính là tinh thần tự do và bình đẳng. Tự do và bình đẳng trở thành chủ đề mang tính đạo đức nền tảng. Con người từ khi được tự do về tinh thần và thể xác đã có động lực mạnh mẽ để phát triển tư duy duy lý, lý tưởng khai sáng và tinh thần khoan dung. Thông qua những chủ đề cơ bản đó, chúng ta có thể thấy được mẫu hình đạo đức lý tưởng của thời đại Khai sáng bởi chúng là hiện thân của cái thiện tối đa. Bài viết tập trung phân tích những chủ đề cơ bản của đạo đức thời kỳ Khai sáng Pháp, từ đó rút ra những giá trị và hạn chế của nó đối với sự phát triển của lịch sử tư tưởng đạo đức.
Tác giả:
Đỗ Thị Thùy Trang
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới sáng tạo (28/07/2023)
Đổi mới sáng tạo được coi là động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững. Đây cũng là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam nhằm đạt mục tiêu phấn đấu “trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI”. Trước yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hiện nay, việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đang là yêu cầu cấp thiết. Bài viết thông tin một số quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới sáng tạo và một số giải pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong thời gian tới theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Tác giả:
Trần Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Hồ Điệp
Khôi phục ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19 (28/07/2023)
Du lịch là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển và đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã khiến ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Cho đến hiện tại, đại dịch Covid-19 đã được khống chế, ngành du lịch bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi. Bài viết khái quát tình hình ngành du lịch Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid-19 thời gian qua và những dấu hiệu phục hồi gần đây, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phục hồi ngành du lịch trong thời gian tới gồm: đưa hoạt động kinh doanh du lịch vào lĩnh vực được hưởng chính sách ưu đãi thuế; khuyến khích phát triển những xu hướng du lịch mới mẻ; xây dựng kế hoạch phục hồi ngành du lịch trong ngắn hạn và dài hạn; tăng cường chuyển đổi số.
Tác giả:
Lê Văn Tuyên
Hoạt động trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi cô đơn ở thành phố Hà Nội (28/07/2023)
Hướng đến mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau, những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã tập trung nhiều nguồn lực với nhiều chính sách xã hội đặc thù đảm bảo an sinh xã hội cho các nhóm yếu thế, trong đó có nhóm người cao tuổi cô đơn. Dựa trên kết quả phỏng vấn sâu tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng và phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy (Hà Nội), bài viết tập trung làm rõ hoạt động trợ giúp xã hội với người cao tuổi cô đơn ở thành phố Hà Nội, đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của hoạt động trợ giúp đối với nhóm xã hội đặc thù này.
Tác giả:
Hồ Ngọc Châm
Trịnh Căn và “Ngự đề Thiên Hòa doanh bách vịnh” (28/07/2023)
Trong sự phát triển của văn học thời Lê - Trịnh, chúa Trịnh Căn (1633-1709) để lại dấu ấn với thi tập “Ngự đề Thiên Hòa doanh bách vịnh”. Bài viết giới thiệu tổng quan về tiểu sử, sự nghiệp của Trịnh Căn; đồng thời trình bày tình hình sưu tầm, nghiên cứu một số tác phẩm của Trịnh Căn (tiêu điểm là “Ngự đề Thiên Hòa doanh bách vịnh”) cũng như nêu những nhận định khái quát về giá trị các tác phẩm của ông.
Tác giả:
Nguyễn Mạnh Hoàng
Nghiện điện thoại thông minh trong giới trẻ Nhật Bản hiện nay (28/07/2023)
Cùng với sự phát triển của thiết bị điện tử, việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở giới trẻ. Thực trạng này cũng đang diễn ra ở Nhật Bản. Đi kèm với tiện ích mà điện thoại thông minh mang lại còn có không ít những hệ lụy, đó là hiện tượng nghiện điện thoại thông minh. Bài viết đề cập đến thực trạng nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ Nhật Bản hiện nay, khiến nó trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của cá nhân và xã hội. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản đã ban hành một số chính sách và giải pháp nhằm cải thiện, hạn chế tình trạng nghiện điện thoại thông minh ở giới trẻ và bước đầu đã gặt hái được một số thành quả nhất định. Những kinh nghiệm của Nhật Bản sẽ là bài học tốt cho các quốc gia khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam - nơi mà vấn đề nghiện điện thoại ở giới trẻ đang ngày càng gia tăng.
Tác giả:
Nguyễn Thị Châu