Thử bàn về xã hội và gia đình các tộc người ở Tây Nguyên (29/09/2008)
Bằng phương pháp phân tích so sánh đối chiếu, tác giả vận dụng các luận điểm cơ bản của F. Engels được trình bày trong cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” để luận bàn về các vấn đề kinh tế - xã hội, vấn đề sở hữu, vấn đề hôn nhân và gia đình của các tộc người ở Tây Nguyên; góp phần lý giải về sự chuyển tiếp của các xã hội từ xã hội công xã nguyên thuỷ sang xã hội công nghiệp như trường hợp Tây Nguyên.
Tác giả:
Đặng Nghiêm Vạn
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (29/09/2008)
Qua phân tích và nhận xét những nội dung cơ bản của cuốn sách “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của GS., VS. Nguyễn Duy Quý, tác giả nêu bật những cái mới, những giá trị to lớn của cuốn sách trong việc luận giải những vấn đề bức xúc mà cuộc sống đặt ra; đồng thời chỉ rõ những đóng góp của cuốn sách vào việc khẳng định vai trò và vị trí của khoa học xã hội và nhân văn trong sự nghiệp đổi mới đất nước; khẳng định những đóng góp của GS., VS. Nguyễn Duy Quý trong công tác quản lý và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.
Tác giả:
Nguyễn Duy Quý; Thành Duy g.th.
Bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững (29/09/2008)
Tác giả nêu rõ tính cấp thiết của việc kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững; đồng thời phân tích và luận giải một số nguyên tắc về phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề ra; sự vận dụng những nguyên tắc đó của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam trong việc lồng ghép, hoạch định đường lối Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010).
Tác giả:
Chu Thái Thành
“Nền kinh tế mới” cần nền giáo dục mới (29/09/2008)
Bài viết đề cập đến sứ mệnh đặc biệt của giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế mới; phân tích tình hình giáo dục trên thế giới nói chung và của nước Nga nói riêng; trên cơ sở đó khẳng định sự tụt hậu của giáo dục toàn thế giới hiện nay so với yêu cầu của nền kinh tế mới và đề xuất Nhà nước cần phải hiện đại hoá và định hướng giáo dục.
Tác giả:
Kol’chugina M. B.; Cao Minh l.th.
Quyền lực và dân số ở châu Á (29/09/2008)
Ngày nay, yếu tố dân cư không được coi là có liên quan trực tiếp đến quá trình cạnh tranh giữa các quốc gia trên trường quốc tế. Thế nhưng, khi muốn chuyển từ cái chung sang cái riêng thì yếu tố con người (dân số, thành phần dân số và xu hướng biến đổi) lại có ảnh hưởng nhất định đến khả năng và cơ cấu tác động của những tác nhân bên ngoài biên giới. Điều này rất quan trọng đối với các nhà chiến lược bởi dân cư được sử dụng như một yếu tố để phát huy sức mạnh của nhân khẩu học trong cân bằng quyền lực quốc tế. Bài viết trình bày tóm tắt báo cáo của Ủy ban quốc gia nghiên cứu về châu Á của Hoa Kỳ, trong đó có phân tích vấn đề chiến lược này tại chính trường có tính chiến lược lớn nhất thế giới: châu Á và khu vực Á - Âu.
Tác giả:
Nicholas Eberstadt; Hà An l.th.
Sáng kiến của Nhật Bản về Cộng đồng kinh tế Đông Á (29/09/2008)
Bài viết tóm tắt những khuyến nghị về mặt chính sách của Nhật Bản trong việc thành lập Cộng đồng kinh tế Đông Á, gọi tắt là ECEA, trong đó có đề cập đến các yếu tố như: đưa ra Dự thảo hiệp ước thành lập ECEA, xác lập một khu vực mậu dịch tự do ở Đông Á năm 2005, thành lập cơ quan điều hành cho ECEA, tăng cường phối hợp với các nước thành viên của Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đặc biệt là Mỹ, v.v…
Tác giả:
V. Trân l.th.
“Chảy chất xám”: các xu hướng của thế giới và của Nga (29/09/2008)
Nội dung bài viết gồm ba phần: 1) Quy mô và xu hướng của các dòng di chuyển lao động có trí tuệ trên thế giới; 2) Hậu quả kinh tế - xã hội của sự di chuyển lao động quốc tế; 3) Di chuyển lao động trí tuệ và một số phương diện an ninh kinh tế.
Tác giả:
Viktor Supjan; Mai Linh d.