Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Viện Thông tin Khoa học xã hội (1975 - 2005) (13/10/2008)
Bản báo cáo tổng kết quá trình 30 năm xây dựng và phát triển của Viện Thông tin Khoa học xã hội với một trong những nhiệm vụ hàng đầu là thông tin kịp thời và chính xác những thành tựu mới, những vấn đề mới của các ngành khoa học xã hội trong và ngoài nước cho các cán bộ và cơ quan có trách nhiệm về khoa học xã hội. Những thành tựu đã đạt được cũng như những khó khăn, thách thức khách quan và chủ quan trong quá trình phát triển đã được đánh giá, nhìn nhận ở hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Viện, đó là nghiên cứu, thông tin và hoạt động thư viện. Từng bước đáp ứng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ là nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, viên chức Viện Thông tin Khoa học xã hội.
Tác giả:
Hồ Sĩ Quý
Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh (13/10/2008)
Cuốn sách tập trung nghiên cứu hệ thống tư duy triết học Hồ Chí Minh - một tư duy triết học phát triển trên nền tảng triết học Marx-Lenin, đồng thời kế thừa triết lý dân tộc Việt Nam, bao gồm trong đó tinh hoa triết lý phương Đông, hướng sự cải biến vào cách mạng xã hội, giáo hoá con người, phát huy nhân tố con người, tạo cho tư tưởng Hồ Chí Minh nét đặc sắc riêng biệt.
Tác giả:
Hồ Kiếm Việt
Các dân tộc châu Á với cách mạng Việt Nam (Một tư liệu mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh) (13/10/2008)
Bản dịch toàn văn bài trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho hãng thông tấn Indonesia Antar thời kỳ kháng chiến chống Pháp đề cập đến các vấn đề: quan hệ quốc tế, cải cách xã hội, củng cố khối đoàn kết dân tộc và sức mạnh dân tộc, trật tự xã hội, chính sách kinh tế, đầu tư nước ngoài, v.v…
Tác giả:
Ngân Xuyên d.
Quá trình hình thành tư tưởng về dân chủ vô sản của K. Marx (13/10/2008)
Những tư tưởng về dân chủ vô sản của K. Marx được hình thành từ quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn trong phong trào dân chủ cách mạng thế kỷ XIX. Từ thực tiễn hoạt động trong phong trào vô sản, Marx ngày càng thấy tính hạn chế, tính không triệt để của phong trào dân chủ cách mạng và các trào lưu lý luận nảy sinh từ phong trào ấy. Marx đã từng bước chuyển sang lập trường mới và xác định những quan điểm mới về dân chủ và cách mạng theo hướng giải quyết những nhiệm vụ lịch sử mới của dân chủ vô sản và cách mạng vô sản. Tư tưởng về dân chủ vô sản của Marx cho đến nay vẫn có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc và có tính thời sự cấp bách đối với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Tác giả:
Lê Minh Quân
Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập (13/10/2008)
Bài viết tổng thuật nội dung chương trình hội thảo khoa học “Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập” diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng 04 năm 2005 tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, đề cập đến các khía cạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những vấn đề quan trọng của lịch sử Việt Nam từ sau năm 1975, nhất là trong những năm đất nước tiến hành đổi mới và hội nhập.
Tác giả:
Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Kim
Lao động khoa học với việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ (13/10/2008)
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đòi hỏi phải có lực lượng khoa học và công nghệ phù hợp. Về phía “cung”, lực lượng này phải được quyền định hướng hoạt động của mình theo nhu cầu thị trường, có năng lực nắm bắt, tiếp cận thị trường và khả năng nghiên cứu ra những sản phẩm thoả mãn đòi hỏi của khách hàng, có tinh thần kinh doanh và dám rời bỏ “tháp ngà khoa học” để đối mặt với các vấn đề kinh tế thường nhật. Về phía “cầu”, lực lượng này phải có đủ năng lực tiếp thu công nghệ trên thị trường, có tinh thần chấp nhận đổi mới và rủi ro trong đổi mới công nghệ. Về vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã ban hành luật và nhiều văn bản dưới luật nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ, cũng như nguồn lực khoa học và công nghệ phát triển.
Tác giả:
Hoàng Xuân Long
Cải cách hệ thống đổi mới quốc gia và chiến lược phát triển: kinh nghiệm của Trung Quốc (13/10/2008)
Bài viết lược thuật nội dung tham luận của Tiến sỹ Atsushi Sunami (Viện Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia Nhật Bản), được trình bày tại Hội thảo do Viện Chiến lược, chính sách khoa học và công nghệ và Quỹ Honda đồng tổ chức ngày 28 tháng 02 năm 2005 tại Hà Nội, phân tích những cải cách về thể chế và chính sách khoa học và công nghệ của Trung Quốc cũng như nguồn lực khoa học và công nghệ trong bối cảnh hệ thống đổi mới quốc gia - những yếu tố đã giúp Trung Quốc đạt được những tiến bộ vượt bậc trong thời gian gần đây.
Tác giả:
Atsushi Sunami; Hoàng Ngân l.th.
Tác động của nghiên cứu xã hội đối với các chính sách giáo dục và cải cách giáo dục ở Philippines (13/10/2008)
Bàn về sự tác động của những nghiên cứu xã hội đối với các chính sách giáo dục và cải cách giáo dục ở Philippines, tác giả nhận xét về ưu, khuyết điểm và những vấn đề then chốt của nền giáo dục Philippines; tập trung phân tích ba công trình nghiên cứu và báo cáo cấp quốc gia về giáo dục được thực hiện vào cuối những năm 1990; đưa ra những khuyến nghị nhằm chấn chỉnh tình trạng yếu kém về chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục ở đất nước này.
Tác giả:
Virginia A. Miralao; Đỗ Sáng l.th.