Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay (02/10/2008)

Bài viết tổng thuật nội dung Hội thảo khoa học - thực tiễn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay” với các báo cáo phân tích lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền, bản lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền, về Đảng cách mạng chân chính, về bản lĩnh chính trị và sáng tạo lý luận của Đảng cầm quyền; về các nguyên tắc, nguyên lý xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, về việc chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái, nguy cơ mất dân chủ trong Đảng; về vấn đề văn hoá Đảng và xây dựng văn hoá Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh… Đây là hội thảo có giá trị thực tiễn và có ý nghĩa sâu sắc đóng góp một phần quan trọng về mặt lý luận, góp phần xây dựng một Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.
Tác giả: Hải Đăng t.th.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ (02/10/2008)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam bao gồm những luận điểm sáng tạo liên quan tới nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tư tưởng về khoa học và công nghệ được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện không phải một cách tách rời độc lập, mà gắn kết, lồng quyện với các tư tưởng lớn về giải phóng dân tộc, phát triển con người, xây dựng chủ nghĩa xã hội… Đây là một đặc điểm có ý nghĩa nền tảng của bài viết khi phân tích về tư tưởng khoa học và công nghệ của Người.
Tác giả: Hoàng Xuân Long

Thông tin khoa học xã hội với việc tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng (02/10/2008)

Bài viết gồm ba phần nội dung: 1) Biện chứng của quá trình sáng tạo và tuyên truyền đường lối và nghị quyết của Đảng; 2) Thông tin khoa học xã hội là một kênh tuyên truyền, phổ biến đường lối, nghị quyết của Đảng; 3) Vấn đề đặt ra.
Tác giả: Lại Văn Toàn

Thực tiễn đổi mới và những yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt (02/10/2008)

Bên cạnh việc khẳng định những thành tựu mà công cuộc Đổi mới đã đạt được trong 20 năm qua, bài viết cũng chỉ rõ những hạn chế và sai lầm đã xảy ra trong quá trình Đổi mới. Nguyên nhân của những hạn chế và sai lầm đó là do một bộ phận đội ngũ lãnh đạo, quản lý còn xa rời quan điểm chỉ đạo của Đại hội VI (1986) của Đảng là “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”. Nhu cầu nắm bắt thực tiễn, coi trọng thực tiễn, biết phân tích thực tiễn trở thành vấn đề thuộc về thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết và quan trọng nhất là của cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị. Trong đó, những người lãnh đạo, quản lý công tác tổ chức, công tác giáo dục - đào tạo nhân lực có vai trò và trách nhiệm hàng đầu. Đó là những nội dung chính mà bài viết tập trung phân tích làm rõ.
Tác giả: Trần Ngọc Hiên

Sở hữu trí tuệ - thách thức đối với hội nhập kinh tế (02/10/2008)

Bài viết phản ánh tình hình phát minh, sáng chế, việc cấp bằng sáng chế, các hoạt động và các chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ toàn cầu; phân tích mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ với đổi mới công nghệ và các hoạt động kinh tế. Trên cơ sở đó bài viết cũng nêu những thách thức đối với Việt Nam trong hoạt động sở hữu trí tuệ và các giải pháp cần lựa chọn.
Tác giả: Đức Linh

Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển (02/10/2008)

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đưa đến nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của Ủy ban Thương mại quốc gia Thuỵ Điển  (NBT), trong đó sưu tập và phân tích những tác động của WTO đối với các nước đang phát triển cho tới nay; tập trung đánh giá tác động của những quy định hiện hành của WTO, như thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp; qua đó nêu bật những lợi ích mà các nước đang phát triển có thể thu được cũng như các thách thức phải vượt qua. Cuốn sách cung cấp những thông tin bổ ích cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong việc tận dụng được các cơ hội và vượt qua các thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên WTO. Bài viết giới thiệu với bạn đọc những nội dung chính của cuốn sách này.
Tác giả: Ủy ban Thương mại quốc gia Thuỵ Điển; Phương Nga l.th.

Về vấn đề vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội ở các nước châu Á (02/10/2008)

Bài viết tập trung làm rõ tính cần thiết của việc nghiên cứu tổng hợp và sâu sắc hơn sự tiến triển của chủ nghĩa xã hội thông qua thí dụ từ bốn quốc gia nằm trong vùng lãnh thổ Đông Á - Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên; chỉ ra những nguyên nhân khiến chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này không bị đổ vỡ; phân tích sự chuyển đổi các cơ sở kinh tế và sự biến đổi hệ thống chính trị; đồng thời đưa ra nhận xét về xu hướng tiến triển của chủ nghĩa xã hội hiện nay ở khu vực này.
Tác giả: Jaskina G.; Hiền Ly l.th.

Cam kết Tunis (02/10/2008)

Trong ba ngày, 16-18/11/2005, phiên họp thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về xã hội thông tin (WSIS), do Liên Hợp Quốc giao cho ITU (Liên minh tổ chức Viễn thông quốc tế) tổ chức, với tên gọi “Hội nghị của các giải pháp” đã diễn ra tại Tunis, Tunisia. Hội nghị thu hút hơn 19 nghìn đại biểu đến từ 176 quốc gia, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, giới thông tấn báo chí trên toàn thế giới. Hội nghị đầu tiên của WSIS được tổ chức năm 2003 tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Tại Hội nghị lần này, các đại biểu đã đánh giá những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của “Kế hoạch hành động Geneva” và kêu gọi các bên tham gia biến quyết tâm chính trị thành những cam kết thực hiện dài hạn, kêu gọi các nước phát triển tăng cường nỗ lực giúp đỡ các nước nghèo về công nghệ thông tin và truyền thông…    “Cam kết Tunis” và “Chương trình nghị sự Tunis cho xã hội thông tin” là hai văn kiện được thông qua tại Hội nghị lần này.
Tác giả: Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về xã hội thông tin; Thanh Hải d.