Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu (30/09/2008)

Bài viết tìm hiểu quãng đời hoạt động yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu từ năm 1900 đến năm 1925 với những cuộc tiếp xúc của ông với một số nhân vật chính trị nổi tiếng trên thế giới, trong đó có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc, nhằm nhấn mạnh các đặc điểm trong quá trình chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu, và nhất là ảnh hưởng lớn lao cũng như sự đánh giá đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc đối với nhà yêu nước Phan Bội Châu.
Tác giả: Đinh Xuân Lâm

Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn “hậu WTO” của Việt Nam: lộ trình và đột phá (30/09/2008)

Bài viết cung cấp tư duy mới về mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bàn về chính sách công nghiệp và những cơ sở để rút ngắn quá trình hiện thực hoá mô hình này: một là vai trò định hướng và hỗ trợ phát triển của nhà nước, hai là sự phân tích và dự báo động thái, xu hướng dài hạn của kinh tế thế giới, ba là việc xác định vai trò chức năng của các thành phần kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ đó vạch ra lộ trình thực hiện chiến lược 2011-2020 bao gồm hai chặng lớn: chặng tạo tiền đề 2008-2010 và chặng chiến lược 2011-2020; đồng thời đề xuất một số đột phá dự án lớn để có một cuộc đột phá phát triển lớn diễn ra trên cơ sở cải cách tổng thể và triệt để cơ chế kinh tế ở Việt Nam.
Tác giả: Trần Đình Thiên

Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam (30/09/2008)

Cuốn sách tập trung làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát triển quan hệ của ba thực thể Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới; trên cơ sở đó đánh giá tác động của mối quan hệ đó đến Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp, chính sách trong quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam với các thực thể trên.
Tác giả: Vũ Văn Hà ch.b.; Nguyễn Thị Loan l.th.

Quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc: lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (30/09/2008)

Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội, mà còn là một hiện tượng xã hội, tồn tại với những đặc trưng: cộng đồng đức tin, hệ thống nghi lễ, hệ thống tổ chức, hệ thống luân lý. Với những đặc trưng trên, giữa tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ tương hỗ, qua lại và phức tạp, có thể làm tiền đề cho sự tồn tại của nhau, tạo chỉnh thể thống nhất và bản sắc riêng cho mỗi quốc gia dân tộc. Đối với Việt Nam, là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đây là đặc điểm đòi hỏi sự phát triển phải gắn kết khăng khít quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc ở Việt Nam, làm cơ sở để tiếp thu và tiếp biến các yếu tố ngoại sinh.
Tác giả: Vũ Văn Hậu

Bài học cải cách thời cận đại của Thái Lan và một số vấn đề ở Việt Nam hiện nay (25/07/2008)

Bài viết gồm các phần nội dung: 1) Công cuộc cải cách của Thái Lan thời cận đại - bài học kinh nghiệm; 2) Tiếp thu bài học kinh nghiệm Thái Lan từ cái nhìn của địa phương, nội khối và toàn cầu, đôi điều suy nghĩ về Việt Nam; 3) Về kinh nghiệm từ bài học Thái Lan.
Tác giả: Lê Thanh Bình

Cục diện chiến lược ngoại giao Trung Quốc - láng giềng quan trọng hàng đầu (30/09/2008)

Môi trường xung quanh Trung Quốc hiện còn tồn tại nhiều vấn đề, chiến lược ngoại giao Trung Quốc còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: vấn đề Đài Loan, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề biên giới, thế lực, năng lượng,… Dùng luận điểm “phát triển hoà bình” thay thế luận điểm “Trung Quốc đe dọa”, theo các tác giả, Trung Quốc cần xây dựng địa chiến lược kiểu mới, theo các hướng: Bắc hợp, Tây tiến, hoà nhập với phía Nam, ổn định phía Đông.
Tác giả: Đảng Nhuệ Phong, Tăng Thần; Hồng Yến l.th.

Thách thức đối với quyền tự do tích cực: phỏng vấn Francis Fukuyama (30/09/2008)

Nội dung bài viết là cuộc phỏng vấn của Tạp chí New Perspective Quarterly với học giả Francis Fukuyama về những lập luận của ông về “sự cáo chung của lịch sử”; về khả năng tạo ra sự xung đột trên phạm vi toàn cầu của “cái vô giá trị hậu hiện đại”; về sức mạnh mềm, nội dung văn hoá đại chúng, vấn đề các xã hội hậu tôn giáo, sự tự do, chân giá trị ở nước Mỹ; và sự yếu kém tinh thần bản sắc và niềm tin văn hoá của châu Âu.
Tác giả: Nathan Gardels; Minh Duy d.