Đổi mới tư duy lý luận, vì sự nghiệp phát triển khoa học xã hội (10/07/2016)

Tạp chí Thông tin KHXH trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại buổi thăm và làm việc với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ngày 18/5/2016. Nội dung bài phát biểu biểu dương những kết quả, thành tích xuất sắc mà Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, góp phần tạo nên diện mạo và tiềm lực mới của nền KHXH Việt Nam theo hướng tiên tiến, hiện đại, ngày càng hội nhập sâu vào cộng đồng khoa học quốc tế; đồng thời đề ra những nhiệm vụ mà Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới để tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. (Tiêu đề do Tòa soạn Tạp chí đặt)
Tác giả: Trần Đại Quang

Nâng cao chất lượng nghiên cứu để khoa học xã hội thực sự đi vào cuộc sống (10/07/2016)

Tạp chí Thông tin KHXH trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài diễn văn của GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trong ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2016. Nội dung bài diễn văn tiến hành đánh giá kết quả các hoạt động, các công trình nghiên cứu chuyên ngành, đa ngành và liên ngành về KHXH và nhân văn của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; biểu dương sự nỗ lực và những thành công đã đạt được trong thời gian qua của các nhà khoa học; đồng thời kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam biến quyết tâm thành hành động để khoa học thực sự đi vào cuộc sống và có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. (Tiêu đề do Tòa soạn Tạp chí đặt)
Tác giả: Nguyễn Quang Thuấn

Xu thế đổi mới cơ chế vận hành của chính phủ ở các nước phát triển hiện nay (10/07/2016)

Bài viết khái quát những xu thế chủ yếu trong đổi mới cơ chế vận hành chính phủ ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Australia, New Zealand và Canada. 1- Đổi mới về quan niệm quản trị: từ lấy chính phủ làm trung tâm sang lấy công dân làm trung tâm. 2- Đổi mới cơ chế quyết sách của chính phủ: từ khép kín sang công khai và minh bạch. 3- Đổi mới cơ chế trách nhiệm nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa quyền lực và trách nhiệm. 4- Đổi mới cơ chế phối hợp theo hướng tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ. 5- Đổi mới cơ chế đánh giá hiệu suất của chính phủ. 6- Đổi mới cơ chế tham gia của xã hội theo hướng tăng cường sự hợp tác giữa chính phủ với các tổ chức xã hội và công dân.
Tác giả: Nguyễn Trọng Bình

Những mâu thuẫn của việc nâng cao nhu cầu thẩm mỹ trong văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay và một số giải pháp (10/07/2016)

Nâng cao nhu cầu thẩm mỹ trong văn học, nghệ thuật là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân, hướng đến phát triển con người toàn diện. Bài viết chỉ ra bốn mâu thuẫn cơ bản hiện đang gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu này. Đó là mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, mâu thuẫn giữa cái tôi và cái ta, mâu thuẫn giữa tính giải trí và tính nghệ thuật, mâu thuẫn giữa mục tiêu nâng cao nhu cầu thẩm mỹ cho nhân dân và thực trạng quản lý hoạt động văn học, nghệ thuật. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số biện pháp khắc phục những mâu thuẫn này, nhằm hiện thực hóa chủ trương nâng cao nhu cầu thẩm mỹ trong hoạt động văn học, nghệ thuật trong đời sống thực tiễn để văn hóa thẩm mỹ ngày càng thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tác giả: Lê Hường

Một số quan điểm lý thuyết xã hội học pháp luật và định hướng nghiên cứu ở Việt Nam (10/07/2016)

Trên cơ sở khảo cứu quan điểm lý thuyết của một số lý thuyết gia tiêu biểu (như Rudolf von Jhering, Emile Durkheim, Max Weber, Roscoe Pound, Eugen Ehrlich), bài viết phân tích, tổng hợp và đưa ra những gợi ý để vận dụng các quan điểm đó vào thực tiễn nghiên cứu và thực hành pháp luật ở Việt Nam.
Tác giả: Phạm Minh Anh

Các yếu tố tác động tới hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại di động và một số khuyến nghị (10/07/2016)

Các tác giả bài viết phân tích một số yếu tố tác động tới hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại di động như công nghệ truyền thông số và mạng Internet di động ngày càng phát triển, nhu cầu được sở hữu một không gian riêng, một thế giới ảo mang bản sắc riêng ngày càng cao, truy cập mạng Internet là hình thức giao tiếp đại chúng lớn nhất; từ đó, đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan báo chí và công chúng nhằm nâng cao hiệu quả thông tin báo chí trên điện thoại di động.
Tác giả: Phạm Hương Trà, Hoàng Thu Hằng

Đôi nét về “nữ nhân viên công sở” ở Nhật Bản (từ thời kỳ Taisho đến đầu thời kỳ Showa), liên hệ với thực tiễn hiện nay (10/07/2016)

Bài viết phân tích bối cảnh ra đời, phân loại, đặc trưng của tầng lớp “nữ nhân viên công sở” ở Nhật Bản (từ giai đoạn xuất hiện ở thời kỳ Taisho đến đầu thời kỳ Showa), đặc biệt nhấn mạnh ở mối liên quan với yếu tố gia đình. Khác với “nữ nhân viên công sở truyền thống” bị phê phán là theo đuổi sự nghiệp làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, “nữ nhân viên công sở hiện đại” lại khéo léo biến công việc thành cơ hội tìm kiếm đối tượng kết hôn và xây dựng cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, dù với nhóm nào và ở thời kỳ nào thì gia đình vẫn là yếu tố chi phối nhận thức về vai trò của công việc trong đời sống của người phụ nữ Nhật Bản. Điều này có sự liên hệ chặt chẽ với thực trạng phụ nữ nghỉ việc sau kết hôn để trở thành người nội trợ chuyên nghiệp và xu hướng kết hôn muộn, không kết hôn của phụ nữ Nhật Bản hiện nay.
Tác giả: Dương Thu Hà

Tổng thống Obama và châu Á. Đương đầu với thử thách mang tên Trung Quốc (10/07/2016)

Sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra hai vấn đề lớn trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: làm sao ngăn Trung Quốc không gây bất ổn ở khu vực Đông Á và làm thế nào để khuyến khích Trung Quốc góp sức quản trị toàn cầu đa phương. Mặc dù chưa phải là đối thủ về quân sự của Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc vẫn đủ mạnh để đe dọa các đồng minh của Hoa Kỳ ở Đông Á và tạo nên những vấn đề nghiêm trọng cho lực lượng của Hoa Kỳ đang hoạt động tại khu vực này. Và dù vẫn chỉ là nước đang phát triển với nhiều nội bộ nổi cộm, nhưng Trung Quốc là một tác nhân quan trọng, vì sự hợp tác của nước này rất cần thiết để giải quyết các vấn đề toàn cầu như phổ biến vũ khí hạt nhân, biến đổi khí hậu và bất ổn tài chính quốc tế. Điểm tối quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là nhận thức cho rằng, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc có “tự ái dân tộc” cao độ nhưng vẫn là một nước đang phát triển, nội bộ có nhiều bất ổn và thách thức.
Tác giả: Thomas J. Christensen; Tôn Quang Hòa d.