Quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (05/07/2021)

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế” thể hiện sự nhất quán và vận dụng sáng tạo chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Đảng trong điều kiện mới; là sự cụ thể hóa việc nắm vững và xử lý một trong những nội dung quan trọng là kinh tế trong mối quan hệ “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”; đồng thời, chỉ rõ những yêu cầu và định hướng giải pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả: Phạm Văn Sơn

Chính sách phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam (05/07/2021)

Phát triển bền vững (PTBV) là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết nêu lên một số quan điểm về PTBV; rà soát khung chính sách liên quan đến PTBV ở Việt Nam; đánh giá thực trạng PTBV của Việt Nam qua 3 trụ cột cơ bản về kinh tế, xã hội và môi trường; làm rõ những vấn đề đặt ra cho Việt Nam thời gian tới trong bối cảnh biến đổi khí hậu; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị cho chính sách PTBV của Việt Nam.
Tác giả: Lý Hoàng Mai

Những điểm mới về văn hóa trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (05/07/2021)

Để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, người dân có thu nhập cao, cần huy động được sức mạnh tổng hợp, sức sáng tạo của mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực văn hóa, nguồn lực con người có vai trò đặc biệt quan trọng. Do vậy, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những quan điểm mới về phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam.
Tác giả: Đặng Văn Sánh

“Cạnh tranh chiến lược” trong quan hệ quốc tế: Phạm trù và các biến số tác động (05/07/2021)

Sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn hiện tác động khá mạnh mẽ đến tình hình quan hệ quốc tế, kéo theo quá trình tập hợp lực lượng của các cường quốc, dẫn đến những biến động địa chính trị, địa kinh tế, và tác động trực tiếp đến lợi ích của các nước khác ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Bài viết tập trung trình bày (i) những nội hàm cơ bản của “cạnh tranh” và “cạnh tranh chiến lược” từ góc nhìn quan hệ quốc tế; (ii) các biến số tác động đến “cạnh tranh chiến lược” trong quan hệ quốc tế hiện nay.
Tác giả: Trần Nam Tiến

Mấy vấn đề lý luận về xung đột tộc người trên thế giới hiện nay (05/07/2021)

Xung đột tộc người là vấn đề không mới, nhưng luôn “nóng” bởi tính chất phức tạp và hậu quả nặng nề do nó để lại. Xung đột tộc người giờ đây không chỉ là vấn đề đơn lẻ của mỗi quốc gia, mà trở thành vấn đề nhức nhối của nhân loại trên toàn cầu, bởi nó ngày càng gia tăng theo cấp số nhân, đa dạng về nguyên nhân và diễn biến khó lường. Bài viết tập trung kiến giải và làm sáng rõ vấn đề xung đột tộc người dưới góc độ lý luận qua một số quan điểm và lý thuyết có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành những quan điểm hiện được sử dụng để nghiên cứu và giải thích về vấn đề xung đột tộc người, nguyên nhân và tác động của nó đến đời sống xã hội.
Tác giả: Lê Hải Đăng

Thực trạng và nguyên nhân bạo lực học đường ở học sinh Việt Nam hiện nay (05/07/2021)

Bạo lực học đường (BLHĐ) từ lâu đã được coi là một vấn nạn xã hội nghiêm trọng xảy ra trong môi trường học đường. Nó để lại nhiều hệ quả nặng nề không chỉ đối với các em học sinh, mà còn làm xấu đi hình ảnh về môi trường sư phạm, gây hoang mang, lo lắng cho các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi đến trường. Nghiên cứu về BLHĐ ở học sinh Việt Nam hiện nay, từ các lĩnh vực tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, tội phạm học… các nhà khoa học đã có những khảo cứu thực tiễn từng khía cạnh cụ thể như mối quan hệ giữa giới tính với hành vi BLHĐ; ảnh hưởng của cảm xúc đến hành vi gây hấn của học sinh; nguyên nhân dẫn đến các hành vi BLHĐ; các cơ chế can thiệp, phòng ngừa vấn nạn bạo lực trong trường học… Bài viết tập trung tổng quan những nét chính về thực trạng và nguyên nhân BLHĐ xảy ra giữa học sinh với nhau ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây.
Tác giả: Bùi Thị Hồng, Nguyễn Thị Thu Nguyệt

Di động liên thế hệ về nghề nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (05/07/2021)

Đóng góp chính của nghiên cứu này là việc vận dụng các mô hình lý thuyết của các nhà xã hội học liên quan đến di động liên thế hệ về nghề nghiệp vào việc mô tả quá trình tái tạo các giai tầng trong xã hội Việt Nam đương đại. Theo đó, bài viết tập trung mô tả bức tranh di động liên thế hệ về nghề nghiệp đang diễn ra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhằm phát hiện ra các quy luật và tính quy luật của quá trình chuyển giao những ưu thế và bất lợi xã hội.
Tác giả: Hoàng Thị Quyên