“Đề cương về văn hoá Việt Nam” - 1943. 60 năm sau, đọc lại (25/09/2008)
Dựa vào phép biện chứng duy vật macxit để nhìn nhận lại tác động của văn hoá đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước những năm 1940, tác giả phân tích nội dung tư tưởng, chỉ ra những giá trị bền vững và những bài học quý báu của Đề cương về văn hoá Việt Nam - 1943; đồng thời chỉ ra những điểm bất cập của nó sau 60 năm.
Tác giả:
Phong Lê
Ngôn ngữ học với giáo dục ngôn ngữ cho các dân tộc thiểu số ở nước ta (25/09/2008)
Tác giả trình bày khái quát về những đóng góp của giới ngôn ngữ học Việt Nam vào chiến lược giáo dục ngôn ngữ cho các dân tộc thiểu số trong nước, chủ yếu ở hai phương diện: giảng dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai (tiếng phổ thông) và giáo dục ngôn ngữ các dân tộc thiểu số cho các đối tượng người học khác nhau.
Tác giả:
Vương Toàn
Chủ quyền quốc gia trong thời đại toàn cầu hoá (25/09/2008)
Tác giả phân tích làm rõ khái niệm “chủ quyền quốc gia” theo quan điểm truyền thống cũng như hiện đại; tìm hiểu những mầm mống chia rẽ đã hàm chứa trong nội hàm của nó - những mầm mống về sau được toàn cầu hoá đẩy lên đỉnh mâu thuẫn; thông tin về các quan điểm bàn về số phận tương lai của chủ quyền quốc gia.
Tác giả:
Phạm Thái Việt
Vai trò của các thể chế trong phát triển kinh tế (25/09/2008)
Tác giả phân tích hai nhân tố được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nước, đó là địa lý và thể chế; và lưu ý rằng, việc nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của các thể chế trong phát triển kinh tế và những rào cản đối với cải cách thể chế là bước đi đầu tiên để nhiều khu vực trên thế giới hiện nay có thể tăng trưởng bền vững.
Tác giả:
Daron Acemoglu; Ngọc Lan l.th.
Những nhìn nhận và phản ứng đối với sự trỗi dậy của Ấn Độ: một quan điểm từ Trung Quốc (25/09/2008)
Bài viết trình bày vắn tắt ba vấn đề: Một là, Ấn Độ đang trỗi dậy như thế nào theo quan điểm của Trung Quốc? Hai là, Trung Quốc nhìn nhận như thế nào về những vấn đề an ninh chủ chốt trong quan hệ song phương Trung - Ấn? Ba là, Trung Quốc cần coi một nước Ấn Độ đang trỗi dậy như một đối thủ cạnh tranh hay một mối đe doạ?
Tác giả:
Zhang Guihong; Lan Chi l.th.
Nam Mộc - một đời cách mạng, một đời văn (25/09/2008)
Nam Mộc (1915-1989) là nhà lý luận phê bình văn học macxit mà cuộc đời và sự nghiệp văn học gắn liền với sự trưởng thành, phát triển và yêu cầu của các giai đoạn cách mạng. Ông được xem là một trong những người tiên phong phân tích, hệ thống những quan điểm cơ bản của mỹ học Marx-Lenin, góp phần đưa đến ánh sáng của mỹ học tiến bộ nhất và tiếp thêm sức sống cho lý luận phê bình.
Tác giả:
Nguyễn Thanh Tú
Sự giải phóng triết học Trung Quốc trong cải cách mở cửa (25/09/2008)
Bài viết “Những sáng tạo của triết học Trung Quốc trong cải cách mở cửa” của Giáo sư Trương Lập Văn gồm ba phần: Sự giải phóng triết học trong cải cách mở cửa; triết học truyền thống Trung Quốc và vấn đề hiện đại hoá; học thuyết “hoà hợp” - cấu trúc mới của hình thái lý luận.
Tác giả:
Trương Lập Văn; Nguyễn Thọ Đức, Phạm Sĩ Thành d.