Phát huy ưu thế của nền văn hoá chính trị Việt Nam - tạo động lực cho công cuộc đổi mới (13/10/2008)
Khái quát về những thành tựu đạt được, những hạn chế và khó khăn của đất nước sau 20 năm đổi mới, bài viết nêu lên một số việc cần thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn, tiếp thêm sức mạnh cho công cuộc đổi mới, bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Một trong những việc làm đó là phải có sự đổi mới ở tư duy lý luận và văn hoá, ở tầm hệ thống đang chuyển đổi có tính chất lịch sử, cần phát huy những ưu thế của nền văn hoá chính trị Việt Nam, đồng thời nhìn nhận những nhược điểm của nó và quyết tâm vượt qua.
Tác giả:
Trần Ngọc Hiên
Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thành tựu lý luận báo chí Việt Nam - vấn đề cấp thiết hiện nay (13/10/2008)
Thực tiễn báo chí phát triển tất yếu sẽ hình thành và phát triển khoa học lý luận báo chí. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng người làm báo ngày càng tăng hơn về số lượng và nâng cao hơn về chất lượng. Xu thế toàn cầu hoá thông tin đòi hỏi việc nghiên cứu hoạt động của truyền thông báo chí cần phải được đẩy mạnh. Hơn nữa, chặng đường 20 năm đất nước phát triển trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi báo chí phải đúc kết thành lý luận… Những yêu cầu đó đặt ra một dấu hỏi cấp thiết cần được khởi động lúc này là: tập hợp, tổ chức, chỉ đạo, định hướng, có chế tài phù hợp, tạo điều kiện cho khoa học lý luận báo chí phát triển vươn lên, xứng tầm với một nền báo chí vì sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá đất nước.
Tác giả:
Trần Thế Phiệt
Hệ thống đổi mới quốc gia và một số vấn đề đặt ra hiện nay ở Việt Nam (13/10/2008)
“Hệ thống đổi mới quốc gia” là một khái niệm được dùng thay cho khái niệm “Hệ thống khoa học và công nghệ quốc gia” hoặc “Hệ thống nghiên cứu và phát triển” từ những thập kỷ 80. Bài viết đưa ra một số khái niệm về “Hệ thống đổi mới quốc gia” được nhiều nước sử dụng gắn với bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu nhất định; phân tích những đặc điểm cơ bản của hệ thống đổi mới quốc gia của Việt Nam và trình bày một số đề xuất nhằm giải quyết nhiều vấn đề đặt ra trong tình hình hiện nay.
Tác giả:
Ngọc Trân
Tiến tới chuẩn hoá cách viết địa danh tiếng Việt (13/10/2008)
Vấn đề chuẩn hoá cách viết tên riêng - trong đó có địa danh trong nước và nước ngoài - được bàn nhiều từ những năm 60 của thế kỷ XX. Đã có một số quy định được giới nghiên cứu phối hợp đề ra - nhưng trong thực tế không hẳn đã được thực hiện nhất quán, nghiêm túc - ngay trong phạm vi một ngành hay cơ quan xuất bản. Và cho đến nay, cách dùng vẫn chưa thống nhất, dẫn đến khó khăn, và có thể nhầm lẫn. Không chỉ thiếu những công trình nghiên cứu cơ bản, chúng ta còn thiếu một phán quyết cuối cùng: đó là những quy định cấp nhà nước để toàn xã hội thực thi.
Tác giả:
Vương Toàn
Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (13/10/2008)
Bài viết tổng thuật những nội dung chính được đề cập đến tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ II được tổ chức vào tháng 04 năm 2005 tại Hà Nội, nhằm tổng kết và đánh giá những kết quả bảo vệ môi trường đã đạt được trong thời gian qua; xem xét hiện trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay đối với môi trường Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; quán triệt và thống nhất hành động trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời gian tới.
Tác giả:
Thái An t.th.
Cuộc chạy đua vào thế kỷ XXI - Tương lai của châu Âu đứng giữa Mỹ và châu Á (13/10/2008)
“Cuộc chạy đua vào thế kỷ XXI - Tương lai của châu Âu đứng giữa Mỹ và châu Á” của Konrad Seitz do Nhà xuất bản Siedler thuộc Tập đoàn xuất bản Random House Gmbh ấn hành năm 1998 là một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Đức năm 1999. Cuốn sách đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh với chiều sâu về quá trình toàn cầu hoá kinh tế, khoa học công nghệ và rất nhiều thông tin bổ ích về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn của các nước Đông Á, Đông Nam Á và Trung Quốc. Cuốn sách cũng có thể được xem là tài liệu tham khảo đối với công tác hoạch định chính sách, quản lý, kinh doanh, nghiên cứu về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn của Việt Nam.
Tác giả:
Konrad Seitz; Nguyễn Quang g.th.
Toàn cầu hoá: những phương diện còn ít được nói đến (13/10/2008)
Văn hoá kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI được hình thành bởi các quá trình có tính hệ thống như quốc tế hoá, toàn cầu hoá và liên kết hoá. Những quá trình này gần như đã quy định toàn bộ hoạt động kinh tế của các nước phát triển, được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học. Nội dung bài viết tập trung làm rõ một số khái niệm kể trên, đồng thời đưa ra những suy nghĩ và lập luận của các tác giả về những phương diện còn ít được nói đến của toàn cầu hoá, như: dân chủ hoá, quá trình liên kết của các nước châu Âu, vấn đề khu vực Ấn Độ, Pakistan, Kashmir, Bangladesh, vùng thung lũng Bramaput, vấn đề đại dịch HIV/AIDS, v.v…
Tác giả:
A. Zuev, L. Miasnicova; Trần Thành l.th.
Thông cáo báo chí của Liên đoàn quốc tế các tổ chức và hiệp hội thư viện (IFLA) (13/10/2008)
Bản dịch toàn văn Thông cáo báo chí của Liên đoàn quốc tế các tổ chức và hiệp hội thư viện thông tin một số thay đổi quan trọng về cơ cấu tổ chức, nhân sự của IFLA, như việc từ chức của ông Ramachandran, nguyên Tổng thư ký IFLA, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 31/12/2004; mô hình hoạt động gồm ba trụ cột chính là hội, các thành viên và nghề nghiệp; và việc bổ nhiệm Tổng thư ký mới - Giáo sư Piter Lor.
Tác giả:
Ban thư ký IFLA; Thanh Minh d.