Chúng ta kế thừa di sản nào? (30/09/2008)
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho thấy, việc kế thừa và phát huy những di sản truyền thống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần đưa đất nước phát triển. Vấn đề là ở chỗ, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, giá trị của di sản cũng có thể được nhìn nhận khác nhau. Việc xác định đâu là di sản cần phải phát huy, đâu là di sản cần phải cân nhắc, hạn chế hoặc loại bỏ… là một vấn đề phức tạp, mang ý nghĩa cấp thiết đối với sự phát triển đất nước ngày nay. Cuốn sách của GS. Văn Tạo - Chúng ta kế thừa di sản nào? Trong khoa học và công nghệ, pháp luật và hương ước, nông thôn và nông nghiệp, đã góp phần lý giải về điều này.
Tác giả:
Văn Tạo; Tuấn Đông l.th.
Phát triển nguồn nhân lực Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận (30/09/2008)
Chăm là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng bào Chăm đã đạt được những thành tựu đáng kể: kinh tế không ngừng phát triển, đời sống được cải thiện rõ rệt, văn hoá có nhiều khởi sắc, giáo dục và đào tạo có tiến bộ, chính trị, xã hội từng bước được ổn định, đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố.
Tuy vậy, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển của đồng bào Chăm. Sự bất cập này cần được khắc phục, dù không phải một sớm một chiều, nhưng là cấp thiết. Bài viết góp phần làm sáng tỏ một số nhân tố có ảnh hưởng tới việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc Chăm.
Tác giả:
Tạ Long, Ngô Thị Chính
So sánh chương trình giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam (30/09/2008)
Bài viết tóm tắt những nét khái quát về hệ thống và chương trình giáo dục đại học ở Mỹ trên các phương diện: hệ thống đại học, mục tiêu giáo dục đại học, quản lý nhà nước về giáo dục đại học, kinh doanh đại học, bằng cấp và các đòi hỏi… Qua phân tích những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đại học cấp cử nhân ở Mỹ và Việt Nam, tác giả đưa ra một số nhận xét về chương trình giáo dục đại học ở Việt Nam cũng như đề xuất về một số trường đại học chất lượng cao ở Việt Nam.
Tác giả:
Vũ Quang Việt
Tích hợp công nghệ và chuyển đổi doanh nghiệp toàn cầu (30/09/2008)
Khi bàn về toàn cầu hoá, ít quan điểm cho rằng, các công ty trong tương lai sẽ không thay đổi nhiều; nhưng khi thị trường mở rộng, kinh tế có những thay đổi về cơ cấu, về phương thức hoạt động và văn hoá kinh doanh, các nhà quản lý, lãnh đạo cộng đồng, giới nghiên cứu và điều hành doanh nghiệp đều phải suy tính về một hình thức tổ chức tương lai dựa trên nền tảng của tiến bộ khoa học - công nghệ. Công ty đa quốc gia đang tiến tới một hình thức mới mang tính toàn cầu, đã thúc đẩy nhanh việc liên kết của nhiều doanh nghiệp, và hình thành các doanh nghiệp toàn cầu.
Tác giả:
Lê Nguyễn
Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế (30/09/2008)
Bài viết gồm bốn phần nội dung: 1) Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; 2) Tác động của cam kết hội nhập đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam; 3) Định hướng chung phát triển ngành ngân hàng Việt Nam tới 2010 và tầm nhìn 2020; 4) Áp dụng các chuẩn mực quốc tế (Hiệp định Basel II) vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tác giả:
Nguyễn Anh Tuấn
Cải cách tư pháp ở một số nước châu Á: một vài kinh nghiệm cho Việt Nam (30/09/2008)
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, cơ quan tư pháp của các nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và những vấn đề nội tại thuộc hệ thống tư pháp của mỗi quốc gia. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp, trong khoảng 10 năm gần đây, nhiều nước châu Á đã và đang thực hiện chương trình, chiến lược cải cách tư pháp. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện vào tháng 06 năm 2005. Trong quá trình thực hiện, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm của những nước có điều kiện tương đồng về kinh tế và hệ thống pháp luật, là rất cần thiết. Bài viết phân tích những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn cải cách tư pháp ở một số nước châu Á (kể cả Việt Nam), qua đó rút ra một vài kinh nghiệm cho công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam.
Tác giả:
Trương Thu Trang
Các nhà lãnh đạo thành công suy nghĩ như thế nào (30/09/2008)
Tác giả bài viết có một phát hiện đáng lưu tâm là hầu hết các nhà lãnh đạo thành công đều có chung một đặc điểm bất thường: họ có khả năng giữ trong đầu hai quan điểm trái ngược cùng một lúc; và sau đó, họ có khả năng giải quyết một cách sáng tạo sự căng thẳng giữa hai ý tưởng bằng việc tạo nên một ý tưởng mới bao gồm các thành phần của cả hai ý tưởng trước đó nhưng ở mức độ cao hơn rất nhiều. Những quan điểm khác, xuất phát từ đó, thường cho rằng, đó là kết quả của quy trình quy nạp và tổng hợp, được gọi là tư duy tổng hợp - cũng là đặc điểm xác định các tổ chức xuất sắc và những người điều hành chúng.
Tác giả:
Roger Martin; Thu Phương l.th.
Cuộc săn lùng những người giàu ở Nga (30/09/2008)
Tấn công mạnh mẽ vào các đầu sỏ luôn là việc cấp thiết mà Putin phải làm. Nhưng, theo quan điểm của Anders Aslund, cách làm độc đoán của ông lại cản trở nước Nga phát triển. Dù Putin có thể căm ghét giới elit giàu có của đất nước, nhưng nước Nga vẫn cần họ để tồn tại.
Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội chỉ đồng tình một phần với tác giả bài viết, nhưng xét thấy những nội dung này là những gợi ý có ý nghĩa cho công tác nghiên cứu, nên xin cùng bạn đọc tham khảo.
Tác giả:
Anders Aslund; Viễn Phố d.