Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay (30/11/2007)
Dân tộc là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người. Trong quá trình phát triển của nhân loại, dân tộc luôn là một nhân tố cấu thành quan trọng với nhiều biến cố làm thay đổi bộ mặt bản đồ thế giới, với biết bao thành tựu rực rỡ của các nền văn hoá, văn minh, đồng thời cũng gắn với biết bao cuộc xung đột gay gắt, chiến tranh đẫm máu. Bước vào thế kỷ XXI, dân tộc vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm của thế giới. Cuốn sách góp phần vào việc nhận thức đúng đắn vấn đề dân tộc trong tình hình mới cả về lý luận và thực tiễn.
Tác giả:
Phan Hữu Dật ch.b.; Bùi Đình Thanh l.th.
Hơn một thập kỷ nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (30/11/2007)
Phần tiếp theo của bài viết phân tích và đưa ra một số nhận xét về việc dạy - học và sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong hơn thập kỷ qua; nêu lên những việc đã làm được, chưa làm được; đồng thời đề xuất những công việc mà giới nghiên cứu ngôn ngữ cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Tác giả:
Vương Toàn
Diễn đàn toàn cầu lần thứ II đấu tranh chống tham nhũng và giữ gìn sự trong sạch (30/11/2007)
Bài tổng thuật thông tin những nội dung quan trọng của "Diễn đàn toàn cầu lần thứ II đấu tranh chống tham nhũng và giữ gìn sự trong sạch" được tổ chức tại LaHay trong các ngày 28-31/5/2002 với các nhóm thảo luận về: sự trong sạch của chính phủ và xã hội và quản lý hành chính; việc thực thi pháp luật chống tham nhũng; hải quan trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; tham nhũng: chuyển tiếp và phát triển; chính phủ và khu vực tư nhân trong đấu tranh chống tham nhũng.
Tác giả:
Nguyễn Văn Ân t.th.
Thuyết chủ nghĩa hiện thực về hợp tác và xung đột quốc tế (30/11/2007)
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá hệ luận điểm cơ bản của một trường phái lý thuyết quan hệ quốc tế điển hình nhất liên quan đến hợp tác và xung đột quốc tế. Đó là thuyết chủ nghĩa hiện thực.
Tác giả:
Vũ Văn Hoà
Cải cách giáo dục - chìa khoá để phát triển mạnh mẽ nền kinh tế (30/11/2007)
Tác giả nêu bật nội dung, đặc điểm và chiến lược hiện đại hoá giáo dục của Trung Quốc những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI; đồng thời cho rằng, điểm mấu chốt của hệ thống giáo dục Trung Quốc hiện nay là phải giữ vững các ưu thế của mô hình truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá trong thế giới mở hiện đại, hoặc phải chiếm lĩnh các công nghệ nước ngoài trong khi vẫn giữ vững các giá trị tinh thần của dân tộc.
Tác giả:
Borevskaja N.; Hiền Ly l.th.
Triết học mở và xã hội mở (30/11/2007)
Cuốn sách là câu trả lời cho cuộc luận chiến chống chủ nghĩa Marx của Karl Popper - nhà "duy lý phê phán", "kẻ chống cộng số một", với các phần nội dung: 1) Về triết học mở; 2) Những tiền đề cho chính trị; 3) Tiến bộ theo hướng xã hội mở, luận chứng tính khoa học của những nguyên lý triết học nền tảng của chủ nghĩa Marx, xem xét việc vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nhận thức xã hội, cuộc sống con người, niềm tin của con người và các phương tiện đáp ứng chúng.
Tác giả:
Maurice Cornforth; Kiều Phương l.th.
Tư cách thành viên WTO ảnh hưởng thế nào đến Trung Quốc (30/11/2007)
Tư cách thành viên WTO sẽ mang lại cho Trung Quốc những lợi ích to lớn: phát triển thương mại, đẩy nhanh cải cách kinh tế, thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài và củng cố Nhà nước pháp quyền.
Tác giả:
Zumwalt P.; Hà An d.