Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các quốc gia của ASEAN và đề xuất thay đổi cách thức ASEAN (25/09/2008)

Phần đầu của bài viết đề cập đến cơ sở pháp lý hình thành những nguyên tắc cơ bản của ASEAN, đó là mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc, các tuyên bố Bandung; đồng thời phân tích quá trình hình thành “nguyên tắc ASEAN” với Tuyên bố Bangkok, Tuyên bố Kuala Lumpur và Hiệp ước Bali.
Tác giả: Phạm Nguyên Long

Liên kết ASEAN trong sự so sánh với các loại hình liên kết khu vực theo hướng khu vực hoá (25/09/2008)

Tác giả tập trung so sánh mô hình liên kết ASEAN với một số tổ chức liên kết khu vực theo hướng khu vực hoá điển hình hiện nay trên thế giới, từ đó đưa ra một vài nhận xét chung về tính hiệu quả, sự giống nhau, khác nhau của các mô hình đó.
Tác giả: Trần Khánh

Về phong trào chống toàn cầu hoá hiện nay (25/09/2008)

Trên cơ sở những tiếp cận ban đầu về phong trào chống toàn cầu hoá những năm gần đây, bài viết đề cập đến một số nét xung quanh mục tiêu, nội dung, lực lượng tham gia, phương pháp đấu tranh và triển vọng của phong trào; từ đây có thể góp phần nhận diện đầy đủ hơn thực chất của phong trào chống toàn cầu hoá.
Tác giả: Nguyễn Hoàng Giáp, Lưu Văn An

Chính sách phát triển trong thế giới toàn cầu hoá (25/09/2008)

Tác giả phân tích những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển, đặc biệt nhấn mạnh đến nguy cơ mất chủ quyền và những ảnh hưởng đến chính sách công nghiệp tại các nước này.
Tác giả: Joseph E. Stiglitz; Nguyễn Thị Yến l.th.

Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học trong tổ chức nghiên cứu - phát triển Nhà nước (25/09/2008)

Bài viết phân tích và nêu rõ một số đặc thù của hoạt động nghiên cứu, từ đó đề xuất những biện pháp cần thực hiện trong việc đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học trong tổ chức nghiên cứu - phát triển Nhà nước với chế độ mới và phương thức mới.
Tác giả: Thanh Hà

Cải cách chính sách nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Việt Nam (25/09/2008)

Bài viết tổng thuật những nội dung chính được đề cập tại Hội thảo “Cải cách chính sách nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở Việt Nam” do Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng Tổ chức Sida/Sarec (Thuỵ Điển) phối hợp tổ chức trong hai ngày 03-04/07/2003 tại Hà Nội.
Tác giả: Hoàng Minh t.th.

Tổ chức tiền thân của WTO (25/09/2008)

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có tổ chức tiền thân là GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại), được thành lập và hoạt động trên cơ sở kế thừa tất cả các quy tắc, luật lệ của GATT. Do vậy, sự tìm hiểu về WTO cần được bắt đầu từ những thông tin về GATT.
Tác giả: Thế Hà g.th.

Hướng tới một cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020: tầm nhìn hay thực tế? (25/09/2008)

Tầm nhìn ASEAN 2020 phác hoạ ra một khối kinh tế khu vực ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao - nơi các dòng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và vốn được chuyển dịch tự do. Do vậy, quan niệm về một Cộng đồng kinh tế ASEAN xem ra phù hợp với khía cạnh kinh tế của Tầm nhìn ASEAN 2020. Việc này cũng cho thấy các nhà hoạch định chính sách ASEAN đã có một tầm nhìn chiến lược nhằm tạo ra một thị trường ASEAN hội nhập. Việc cần làm hiện nay là đưa ra một lộ trình toàn diện để thực hiện tầm nhìn này.
Tác giả: Denis Hew; Chi Lan d.