Báo cáo Phát triển con người năm 2004 của UNDP và một số vấn đề của Việt Nam (29/09/2008)
Bài viết giới thiệu khái quát nội dung chính của Báo cáo phát triển con người năm 2004 của UNDP với việc làm rõ các quan điểm sai lầm xung quanh vấn đề về sự đa dạng, phát triển và ổn định chính trị; phân tích các vấn đề bản sắc văn hoá, quyền tự do văn hoá, vấn đề nhập cư; đồng thời đề cập đến một số vấn đề như chỉ số phát triển con người, nỗ lực chuyển hoá thu nhập thành kết quả phát triển con người, việc tôn trọng sự đa dạng về dân tộc và văn hoá, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ nghèo, chỉ số nghèo tổng hợp ở Việt Nam.
Tác giả:
Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc; Hoàng Ngân g.th.
Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (29/09/2008)
Cuốn sách gồm năm chương nội dung: 1) Kinh nghiệm thế giới về công nghiệp hoá; 2) Một số quan điểm lý luận và thực tiễn chủ yếu về phát triển và công nghiệp hoá ở một số nước đang phát triển châu Á; 3) Các xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới đầu thế kỷ XXI và cơ hội tạo ra cho những nước công nghiệp hoá muộn; 4) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam; 5) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa - mô hình phát triển của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Tác giả:
Đỗ Hoài Nam ch.b.; Tùng Khánh l.th.
Về một số yêu cầu có tính nguyên tắc của việc đánh giá nhân vật lịch sử (29/09/2008)
Để đánh giá chính xác nhân vật lịch sử, các yêu cầu cần thiết là phải có đầy đủ tư liệu về cuộc đời và hành trang của nhân vật lịch sử; phải đặt nhân vật vào đúng thời đại lịch sử người đó sống và hoạt động, bám sát những điều kiện cụ thể có tác động đến nhân vật lịch sử; đồng thời cần đối chiếu với yêu cầu của thời đại nhân vật đó sống và hoạt động. Cũng theo tác giả, việc vận dụng các yêu cầu nêu trên luôn đòi hỏi một thái độ khách quan, trung thực, một sự tỉnh táo khoa học, và cũng không thể thiếu một cái tâm trong sáng, thấu tình đạt lý, và luôn phải nắm vững đâu là mặt chủ yếu.
Tác giả:
Đinh Xuân Lâm
Dân số trong sự phát triển bền vững (29/09/2008)
Tác giả luận chứng mối quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển bền vững; thông tin về thực tiễn dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam; đề xuất một số giải pháp cho vấn đề dân số và phát triển bền vững thông qua các chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Tác giả:
Hà Khanh
Giao thông vận tải bền vững: những được mất, khả năng và xung đột. Quan điểm của khoa học xã hội (29/09/2008)
Bài viết giới thiệu khái quát về thuật ngữ “giao thông vận tải bền vững” và quan điểm của UNESCO về vấn đề này thông qua một dự án của UNESCO dành để nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho vấn đề; đồng thời nêu một số nhận xét về nội dung các bài viết xung quanh chủ đề trên đã đăng trên tạp chí Khoa học xã hội quốc tế (RISS) của UNESCO.
Tác giả:
Liana Giorgi; Đỗ Sáng l.th.
Về vai trò kinh tế của Nhà nước ở Trung Quốc (29/09/2008)
Bài viết khái quát sơ bộ tình hình nghiên cứu và sự đánh giá vai trò kinh tế của Nhà nước ở Trung Quốc của các học giả phương Tây cũng như ở Nga; phân tích vai trò kinh tế của Nhà nước với tư cách là người quản lý, người sở hữu và người kiểm soát.
Tác giả:
Portjakov V.; Hạ Vân l.th.
Tài chính toàn cầu: quá khứ và hiện tại (29/09/2008)
Bài viết tổng hợp một số bằng chứng cho thấy sự phổ biến của tình trạng khó xử về chính sách vĩ mô cơ bản, đó là một chính phủ không thể đồng thời vừa ổn định tỷ giá hối đoái, vừa giữ thị trường vốn mở, vừa quản lý được chính sách tiền tệ; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách về vấn đề này.
Tác giả:
Tylor A. M.; Hà An d.