Văn hoá - văn nghệ dân gian Việt Nam: một chặng đã qua và con đường đi tới (13/10/2008)
Bài viết giới thiệu toàn văn báo cáo của đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương tại Đại hội đại biểu Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam lần thứ V, Hà Nội, 25-27/05/2005, thể hiện quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như của bản thân tác giả với tư cách một nhà chính trị, một nhà nghiên cứu về các vấn đề văn hoá - văn nghệ dân gian trong xã hội hiện đại, về vai trò, nhiệm vụ của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thời gian tới, với tầm nhìn 2010.
Tác giả:
Nguyễn Khoa Điềm
Khoa nghiên cứu văn hoá dân gian ở Việt Nam - thành tựu và hạn chế (13/10/2008)
Văn hoá dân gian (folklore) Việt Nam rất phong phú và có giá trị đặc sắc. Từ cuối năm 1979 (khi Ban Văn hoá dân gian được thành lập) cho đến nay, khoa nghiên cứu văn hoá dân gian (folklore học) đã trải qua 25 năm với những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều phương diện, với những nhiệm vụ, những vấn đề cần được tiếp tục giải quyết. Bài viết phân tích những nội dung nêu trên về mặt tổ chức, đối tượng nghiên cứu và hướng nghiên cứu văn hoá dân gian ở Việt Nam.
Tác giả:
Nguyễn Xuân Kính
“Tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam” qua hai cuộc Hội thảo bàn tròn cấp cao (13/10/2008)
Bài viết tổng thuật nội dung hai cuộc Hội thảo bàn tròn cấp cao thuộc Dự án “Hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ Điển (Sida) đồng tổ chức, với mục đích thảo luận về Đổi mới ở Việt Nam, rút ra những bài học và khuyến nghị cần thiết cho việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn trong giai đoạn phát triển từ năm 2006 đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tác giả:
Tùng Khánh t.th.
Tình hình nghiên cứu phong cách chức năng trong nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam (13/10/2008)
Giải thích một cách khái quát thuật ngữ “phong cách học”, tác giả trình bày tình hình nghiên cứu phong cách chức năng ở Việt Nam; phân tích các giai đoạn phát triển của bộ môn này; đồng thời tiến hành phân loại các tác giả, tác phẩm dựa trên hướng nghiên cứu và những đóng góp nổi bật của các tác giả, tác phẩm.
Tác giả:
Hữu Đạt
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và vì người nghèo nhằm đạt Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Việt Nam (13/10/2008)
Bài viết lược thuật nội dung Báo cáo tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu chọn lọc về chủ đề Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và có lợi cho người nghèo ở châu Á và ở Việt Nam nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Những nghiên cứu này do Chương trình nghiên cứu của UNDP cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương về Kinh tế học vĩ mô của giảm nghèo, Văn phòng UNDP ở Việt Nam, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ Điển (Sida) thực hiện hoặc tài trợ thực hiện được tiến hành trong giai đoạn 2002 - 2004. Dựa vào thực tiễn của các nước châu Á và Việt Nam, các nghiên cứu này đưa ra một số khuyến nghị giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng nhanh, bền vững và có lợi cho người nghèo, giúp người nghèo tham gia mạnh mẽ hơn vào quá trình phát triển.
Tác giả:
UNDP; Quế Chi l.th.
“Giới thứ hai” của Simone de Beauvoir và vấn đề nữ quyền (13/10/2008)
Bài viết giới thiệu nội dung cuốn sách “Giới thứ hai” của Simone de Beauvoir - cuốn sách quan trọng nhất trong những cuốn sách viết về phụ nữ, có cái gì hơn là sự miêu tả khoa học về tính cách phụ nữ…, hơn cả một tuyển tập các học thuyết đề cập đến bản chất của người phụ nữ hoặc một bản thuyết trình đơn phương về các quan niệm phân tâm học, vượt lên trên làn sóng của các cuốn sách thông thường,… với chủ đề chính xoay quanh ý tưởng cho rằng: phụ nữ đã bị giữ trong mối quan hệ, bị nam giới áp bức lâu đời thông qua thân phận bị hạ thấp với vị trí làm “tha nhân" cho đàn ông.
Tác giả:
Bùi Thị Tỉnh
Toàn cầu hoá đang bỏ qua các nước trung bình (13/10/2008)
Tác giả tập trung phân tích và chứng minh cho quan điểm: mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho các nước giàu và làm cho các nước nghèo phát triển hơn, nhưng toàn cầu hoá lại bỏ mặc các nước có thu nhập trung bình tự đấu tranh để tìm chỗ đứng trong thị trường thế giới và nếu không có sự giúp đỡ, rất có thể các nước này sẽ bị đẩy ra ngoài lề.
Tác giả:
G. Garrett; Hải Bình l.th.
Phông ảnh lưu trữ tại Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp - cấu thành và bảo quản (13/10/2008)
Các phông ảnh của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp lưu giữ tại Paris đã được số hoá và đưa vào đĩa CD-ROM, bao gồm toàn bộ lãnh vực châu Á và những hình ảnh đã được tích tụ từ hơn một thế kỷ nay. Bài viết giới thiệu các chủ đề, điều kiện trao đổi và sử dụng của khối tư liệu này với tính cách là một nguồn tài liệu tham khảo độc đáo cho giới nghiên cứu và những người có quan tâm.
Tác giả:
Philippe Le Failler; Đào Hùng d.