Phân tầng xã hội về kinh tế trong các gia đình đô thị và nông thôn Việt Nam hiện nay (19/09/2012)

Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi xã hội loài người, trừ những xã hội sơ khai. Đó là sự khác nhau về địa vị kinh tế hay tài sản, về địa vị chính trị hay quyền lực, về địa vị xã hội hay uy tín, cũng như sự khác nhau về trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, cách ăn mặc, kiểu nhà ở, nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng. Trong đó, tiêu chí kinh tế là tiêu chí cơ bản và mang tính nền tảng, quyết định các tiêu chí còn lại. Các tác giả bài viết tập trung phân tích thực trạng phân tầng xã hội về kinh tế của các gia đình nông thôn và đô thị Việt Nam trên một số khía cạnh: thu nhập, lao động và việc làm, chi tiêu (sinh hoạt hàng ngày, giáo dục, y tế).
Tác giả: Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Thị Thùy Linh

Về một số thách thức trong nghiên cứu triết học hiện nay (19/09/2012)

Những thách thức trong nghiên cứu triết học hiện nay được tác giả bài viết trình bày theo loại vấn đề. Loại vấn đề thứ nhất liên quan tới bản chất, cội nguồn ý thức và nhận thức dưới ánh sáng khoa học hiện đại. Loại vấn đề thứ hai liên quan tới tính phê phán và tính kế thừa, tính sáng tạo của triết học Marx và tính đối thoại, gợi mở trong giảng dạy/nghiên cứu triết học hiện nay. Loại vấn đề thứ ba liên quan tới thực chất của triết học Marx và sự phát triển của triết học Marx. Và loại vấn đề thứ tư liên quan tới hiệu quả giảng dạy, nghiên cứu triết học.
Tác giả: Hồ Bá Thâm

Chất văn xuôi trong thơ Việt Nam đương đại: những dạng thức biểu hiện chính (19/09/2012)

Bài viết khái quát những dạng thức biểu hiện chính của chất văn xuôi trong thơ Việt Nam đương đại, đó là hình thể câu văn xuôi, ngôn ngữ và giọng điệu văn xuôi, kết cấu tự sự, và nhân vật kiểu văn xuôi. Những biểu hiện này cho phép nhận dạng dấu ấn văn xuôi trong cấu trúc cả bề nổi lẫn bề sâu của thơ ca. Những dạng thức biểu hiện này không đồng thời xuất hiện trong một tác phẩm, tức là mức độ đậm nhạt của chất văn xuôi trong những tác phẩm và tác giả khác nhau là điều tất yếu. Nhưng điểm gặp gỡ chung của các nhà thơ đó chính là ý thức lưu giữ ký ức thể loại, không để văn xuôi đồng hóa thơ. Gương mặt thơ đương đại, từ đó, được tổ chức lại, khỏe khoắn, vững chãi, gân guốc nhưng vẫn mềm mại từ trong sâu xa.
Tác giả: Nguyễn Thanh Tâm

Vai trò của các dân tộc bản địa trong phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên (trường hợp người M’nông ở Đắk Nông) (19/09/2012)

Lấy trường hợp người M’nông ở Đắk Nông với tư cách là một thí dụ điển hình về chủ trương phát triển kinh tế, đồng thời giữ gìn và phát huy sắc thái địa phương và tộc người, phát huy vai trò của các dân tộc bản địa trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên, bài viết trình bày một số đặc điểm của người M’nông ở Đắk Nông hiện nay; phân tích vai trò của văn hóa M’nông trong phát triển kinh tế - xã hội với tính cộng đồng, tinh thần cởi mở và sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa nhìn từ góc độc kinh tế.
Tác giả: Phạm Văn Hóa

Quan niệm nhân sinh của F. W. Nietzsche trong “Zarathustra đã nói như thế” (19/09/2012)

“Zarathustra đã nói như thế” là tác phẩm được coi là đỉnh cao của nhà triết học người Đức Friedrich Wilhemlm Nietzsche (1844-1900). Nội dung cuốn sách gồm bốn phần, được viết trong thời gian từ năm 1883 đến năm 1885. Cuốn sách đã gây tranh luận sôi nổi trong giới học thuật cả Đông lẫn Tây, trong đó có cả các học giả Kitô giáo, bởi Nietzsche đã xem xét giá trị nhân sinh của phương Tây nói riêng và của cả nhân loại nói chung trong cách nhìn phủ định để làm tiền đề đưa ra một mẫu người mới - siêu nhân. Từ phương diện học thuật và trong không khí hội nhập hiện nay, các tác giả bài viết muốn đóng góp tiếng nói vào việc tiếp cận tư tưởng phương Tây thông qua quan niệm nhân sinh của Nietzsche trong tác phẩm “Zarathustra đã nói như thế”.
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Đức Bình

Về nâng cao chất lượng nguồn vốn thông tin tài liệu lưu trữ ở nước ta hiện nay (19/09/2012)

Việc nâng cao chất lượng phục vụ khai thác và sử dụng tài liệu, nhất là nâng cao chất lượng vốn thông tin tài liệu lưu trữ, đổi mới sao cho phù hợp với thực tế của công tác lưu trữ ở nước ta là cần thiết. Điều đó sẽ đáp ứng nhanh, kịp thời và chính xác cho lãnh đạo các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cá nhân, trong việc tìm kiếm thông tin lưu trữ, đồng thời là sự bảo vệ tài liệu lưu trữ trước nguy cơ bị hư hỏng, mất giá trị. Từ thực trạng nguồn vốn tài liệu lưu trữ ở Hải Phòng, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng nguồn vốn thông tin tài liệu lưu trữ của thành phố Hải Phòng nói riêng và công tác văn thư - lưu trữ ở Việt Nam nói chung.
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương

Vai trò của đại học (Về cuốn sách Đại học để làm gì?) (19/09/2012)

Tháng 2/2012, Stefan Collini, Giáo sư Lịch sử và Văn học Anh tại Đại học Cambridge đã xuất bản cuốn sách “What universities for?” - Đại học để làm gì?, trình bày những quan điểm của mình về vai trò của đại học hiện nay. Ngay sau đó, các tờ báo lớn và các tạp chí có uy tín ở Anh đều đăng các bài bình luận về cuốn sách này. Tạp chí Thông tin KHXH giới thiệu với bạn đọc toàn văn bài bình luận được đánh giá là sâu sắc nhất trong số đó của Giáo sư Paul Seabright - Đại học Kinh tế Toulouse (Pháp).
Tác giả: Paul Seabright; Phương Nga d.