Hợp tác Đông Á (ASEAN+3): hiện trạng và triển vọng (30/11/2007)
Phân tích sự ra đời, hiện trạng và các hoạt động bước đầu của hợp tác Đông Á, tác giả chỉ rõ: hợp tác ASEAN+3 có thể coi là hình thức ban đầu của hợp tác Đông Á, nhưng với tác động của hợp tác 10+3, ý thức về sự hợp tác khu vực Đông Á đang dần hình thành. Đông Á không chỉ đơn thuần là một khái niệm địa lý mà là một khu vực phát triển năng động trong tương lai với một cơ chế thích hợp.
Tác giả:
Phạm Đức Thành
Vài nét về Hán Nôm học Việt Nam thế kỷ XX (30/11/2007)
Bài viết giới thiệu khái quát về di sản Hán Nôm còn lưu lại cho đến ngày nay; phân tích những giá trị về mặt văn hoá và lịch sử của vốn di sản đó; đồng thời nêu rõ nhiệm vụ của ngành Hán Nôm học đối với việc sưu tầm, bảo quản, phiên dịch, biên dịch, khai thác di sản Hán Nôm và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu Hán Nôm.
Tác giả:
Trịnh Khắc Mạnh
Sử học, nhìn lại để đổi mới - chủ đề và tư duy nghiên cứu (30/11/2007)
Tác giả nêu lên một số nhận xét về những thành tựu của ngành sử học Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển với những điều đã làm được và chưa làm được; xem xét yêu cầu bức thiết phải đổi mới sử học về chủ đề và tư duy nghiên cứu trong công cuộc đổi mới đất nước.
Tác giả:
Đinh Xuân Lâm
Chủ quyền kinh tế trong toàn cầu hoá hiện nay (30/11/2007)
Tác giả phân tích tác động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền kinh tế theo các hệ vấn đề về nhận thức, về chiến lược, chính sách quốc gia, về quan hệ giữa các mặt kinh tế, quân sự, khoa học, công nghệ và việc tham gia xây dựng các quy chế toàn cầu.
Tác giả:
Hoàng Xuân Long
Các tổ chức quốc tế trước những thách thức của toàn cầu hoá (30/11/2007)
Bài viết phân tích vai trò của các tổ chức quốc tế trong sự năng động của toàn cầu hoá bằng cách nhấn mạnh các chức năng tượng trưng và chuẩn hoá của chúng; nhấn mạnh những áp lực chính trị và quan liêu đối với việc thực hiện sứ mệnh của các tổ chức quốc tế qua trách nhiệm hàng đầu của các chính phủ đã duy trì những cơ cấu thể chế không còn đủ năng lực góp phần đáng kể vào việc xoá đói giảm nghèo và chống xuống cấp môi trường; khẳng định sự cần thiết phải tổ chức các cơ chế điều hành quốc tế mới.
Tác giả:
Pierre de Sénarclens; Tiến Đạt l.th.
Toàn cầu hoá có gì mới và nó báo hiệu điều gì đối với các đô thị? (30/11/2007)
Bài viết tiến hành xem xét lại thuật ngữ toàn cầu hoá với định nghĩa và các yếu tố cấu thành; phân tích những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của toàn cầu hoá đối với các đô thị và dự báo về một tương lai đầy biến động, mang tính cạnh tranh nhiều hơn và tính không xác định cao hơn.
Tác giả:
Savitch H.V.; Phạm Thái Việt l.th.
Vai trò của giáo dục và khoa học trong quá trình toàn cầu hoá thế giới (30/11/2007)
Bài viết tổng quan vắn tắt một số vấn đề được nêu ra trong những báo cáo điển hình được trình bày tại năm hội nghị thuộc khuôn khổ Diễn đàn Praha 2000 bàn về các vấn đề giáo dục, văn hoá và các giá trị tinh thần trong bối cảnh toàn cầu hoá, trong đó có: 1) Triển vọng của giáo dục đại học trong bối cảnh toàn cầu hoá; 2) Vai trò của giáo dục sinh thái trong việc bảo đảm tính toàn vẹn xã hội; 3) Các cơ sở đạo đức và tinh thần của thế giới đã toàn cầu hoá; 4) Sự cần thiết phải hoàn thiện giáo dục mẫu giáo và giáo dục phổ thông.
Tác giả:
Vaclav Dvorzhak; Nguyễn Thị Luyến d.
Lưu thông chất xám (30/11/2007)
Ở một số nơi trên thế giới, quan điểm trước đây về "chảy chất xám" được chuyển thành cái gọi là "lưu thông chất xám". Hầu hết người ta đều cho rằng sự di cư của các nguồn lao động tài năng và có nghiệp vụ cao đem lại lợi ích cho nước này trong khi làm tổn hại đến nước khác. Tuy nhiên, nhờ lưu thông chất xám, việc di cư của nguồn lao động có kỹ năng cao đang mang lại ngày càng nhiều lợi ích cho cả hai bên.
Tác giả:
Anna Lee Saxenian; Việt Nga d.