Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục (25/09/2008)
Trình bày về quá trình hình thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, tác giả khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là sự tổng hoà truyền thống giáo dục dân tộc với tinh hoa giáo dục thế giới, được phát triển và củng cố liên tục, nội dung phong phú, mang đậm tính nhân văn, có vai trò và vị trí to lớn đối với sự phát triển nền giáo dục nước nhà trong suốt gần một thế kỷ qua, trong hiện tại và tương lai.
Tác giả:
Đinh Xuân Lâm
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam: một số thành tựu và vấn đề đặt ra (25/09/2008)
Bài viết điểm lại một cách khái quát những thành tựu của nền sử học Việt Nam qua các thời kỳ; nhận xét về những mặt được về nội dung khoa học, phương pháp luận, chủ đề của các công trình nghiên cứu, về sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nghiên cứu; đồng thời nêu rõ những mặt yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới của công tác nghiên cứu để khoa học lịch sử phát triển hơn, đóng góp được nhiều hơn cho sự phát triển đất nước.
Tác giả:
Trần Đức Cường
Tham gia WTO - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam xét trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (25/09/2008)
Tại Diễn đàn “Việt Nam sẵn sàng gia nhập WTO” tổ chức tại Hà Nội các ngày 03-04/06/2003 và tại thành phố Hồ Chí Minh các ngày 06-07/06/2003, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình bày bài tham luận “Gia nhập WTO và các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam”.
Bài tham luận gồm ba phần. Phần I giới thiệu về WTO và Hiệp định TRIPS. Phần II đề cập đến hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam: đổi mới và hoàn thiện theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS-WTO. Phần III phân tích việc tham gia WTO - cơ hội và thách thức đối với Việt Nam xét trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc phần III của bài tham luận.
Tác giả:
Bộ Khoa học và Công nghệ
Phong trào Duy tân khởi phát ở miền Trung và lan toả ra miền Bắc (25/09/2008)
Tác giả điểm lại một số thông tin về phong trào Duy tân của các nhà Nho yêu nước hồi đầu thế kỷ XX - một cuộc vận động chính trị, một quá trình chuẩn bị về tinh thần, về tư tưởng cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc - dân chủ trong thời đại mới với mục đích: chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh.
Tác giả:
Chương Thâu
Về tình hình nghiên cứu Trung Quốc ở Mỹ (25/09/2008)
Ông David Shambaugh - Giáo sư khoa Chính trị, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học George Washington, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á, khoa Chính sách đối ngoại của Hiệp hội Brookings, vừa qua đã đến Việt Nam và giới thiệu về tình hình nghiên cứu Trung Quốc ở Mỹ với một số cán bộ Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.
Tác giả:
David Shambaugh; Dương Phương Anh l.th.
Đặc điểm và xu thế phát triển trong nghiên cứu chính trị học của Trung Quốc từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay (25/09/2008)
Với cách nhìn mới về hiện thực đời sống chính trị trong nước và kết hợp với việc nhìn ra thế giới, trong hơn 10 năm qua, các nhà nghiên cứu lý luận chính trị của Trung Quốc đã có sự phân tích khoa học về các vấn đề nghiên cứu chính trị học, được khái quát ở những mặt sau: chú trọng tính quy phạm và nghiên cứu lý luận mang tính học thuật, sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành thay thế ngôn ngữ mang tính chính sách chung chung, dùng luận chứng thay thế những phân tích chủ quan đương nhiên, dùng lý luận phân tích lý tính thay thế lý luận giản đơn, đi sâu bàn thảo các khái niệm cơ bản như chính trị, chính trị học, quốc gia, giai cấp, quyền lực chính trị, quá trình chính trị, văn hoá chính trị, hành vi chính trị, sự phát triển chính trị,…
Tác giả:
Yang Hai Jiao; Lê Hương l.th.
Cơ cấu tổ chức của GATT (25/09/2008)
Bài viết trình bày quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan thuộc cơ cấu tổ chức của GATT bao gồm: Đại hội toàn thể các bên ký kết, Hội đồng thường trực, Ủy ban Thanh toán quốc tế, Ủy ban Nhân nhượng thuế quan, Ủy ban về hàng dệt may, Ủy ban Thương mại và phát triển, Ủy ban Đàm phán thương mại, các Ủy ban thường xuyên được thành lập theo Hiệp định Đa sợi, Ban thư ký, Tổng thư ký, Tổ công tác và Tiểu ban chuyên gia.
Tác giả:
Thế Hà g.th.
Dân số, xã hội và sức mạnh: tương lai của Đông Á (25/09/2008)
Bài viết phác hoạ bức tranh phát triển ở khu vực Đông Á hiện nay với sự giảm mức tăng trưởng của dân số và lực lượng lao động, tình trạng lão hoá dân cư, di cư gia tăng và tỷ lệ phụ nữ tăng mạnh trong số những người già, những người tham gia lao động xã hội và những người di cư; trình bày một số khuyến nghị về chính sách nhằm giảm thiểu những hậu quả nặng nề đối với các nền kinh tế và xã hội trong khu vực.
Tác giả:
Seetharam K. S.; Việt Nga d.