Hai cuốn sách nổi tiếng về Cách mạng tháng Tám của S. Tonnesson và David G. Marr: đọc và suy ngẫm (29/09/2008)

Tác giả bài viết nêu lên một số suy nghĩ và nhận xét về hai cuốn sách nổi tiếng được giới nghiên cứu sử học đánh giá cao, đó là “The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War” của Stein Tonnesson và “Vietnam 1945: the Quest for Power” của David G. Marr. Trên cơ sở khai thác và sử dụng một khối tư liệu khổng lồ, đồng thời bằng phương pháp tiếp cận vấn đề dưới góc độ lịch sử quốc tế, hai tác giả của hai cuốn sách trên đã trình bày và phân tích sáng rõ về Cách mạng tháng Tám với tính cách là kết quả của sự tác động qua lại nhuần nhuyễn giữa “nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, và Cách mạng tháng Tám thực sự là sự nghiệp của quần chúng”.
Tác giả: Phạm Hồng Tung

Tiến trình ASEM và quan hệ hợp tác Á - Âu (29/09/2008)

Tác giả trình bày khái quát những thành tựu chủ yếu của tiến trình ASEM và những vấn đề đặt ra đối với ASEM; đồng thời đề xuất một số ý kiến đối với Việt Nam khi tham gia tiến trình ASEM.
Tác giả: Bùi Huy Khoát

Về ảnh hưởng của nhân tố văn hoá trong tiến trình nhất thể hoá châu Âu (29/09/2008)

Bài viết đề cập đến sự hình thành bản sắc văn hoá châu Âu và nhất thể hoá châu Âu; chính sách văn hoá của Liên minh châu Âu với việc làm sâu thêm và điều chỉnh nhất thể hoá châu Âu; sự đối phó với bá quyền văn hoá của Mỹ và việc xây dựng nhất thể hoá châu Âu; các nhân tố văn hoá cản trở sự phát triển nhất thể hoá châu Âu.
Tác giả: Zhang Ji, Yan Lei; Viễn Phố l.th.

Quản lý kinh tế toàn cầu trước sự thay đổi: thay thế G7 bằng G20 (29/09/2008)

Bài viết giới thiệu về quá trình hình thành tổ chức G7; phân tích sự cần thiết và tầm quan trọng của sự thay thế của G20 đối với G7 trên một số lĩnh vực như: tỷ lệ dân số và lãnh đạo, toàn cầu hoá, kinh tế đa cực, thế giới đa văn hoá; xem xét những cơ hội của G20 và khẳng định, với toàn thế giới, G20 sẽ là một sự thay đổi về bản chất và rất tích cực khi diễn đàn G7/8 không còn hiệu quả.
Tác giả: Colin I. Bradford, Jr., Johannes F. Linn; Kim Hoa l.th.

Một số vấn đề môi trường cấp bách của nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng cần giải quyết hiện nay (29/09/2008)

Tác giả trình bày bức tranh chung về môi trường khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; phân tích một số vấn đề môi trường cấp bách như ô nhiễm do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, do phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng môi trường ở khu vực này.
Tác giả: Ngô Văn Đắc

Bàn về phương thức ra quyết định, vận tải đa phương tiện và giao thông vận tải bền vững: hướng tới một mô hình mới (29/09/2008)

Bài viết phân tích, phê phán các chính sách và thực trạng hệ thống giao thông vận tải hiện hành, chủ yếu là ở các nước phát triển; đề xuất một quan điểm mới: giao thông vận tải bền vững với mô hình giao thông vận tải đa phương tiện.
Tác giả: Szyliowics J. S.; Tiến Đạt l.th.

Festival Huế 2004: Di sản văn hoá - Hội nhập và phát triển (29/09/2008)

Với chủ đề “Di sản văn hoá - hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2004 đã diễn ra trong chín ngày đêm trung tuần tháng 06 năm 2004. Chương trình được tổ chức làm ba phần, mỗi phần thiết kế một số hoạt động đặc sắc và độc đáo với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Nga, Argentina; quy tụ nhiều loại hình nghệ thuật ca múa, vũ nhạc kịch, lễ hội dân gian… Trong khuôn khổ hoạt động của Festival còn có các chương trình du lịch khám phá cố đô Huế và Di sản văn hoá thế giới ở miền Trung.
Tác giả: Phương Thảo t.th.

Có thể hợp nhất khoa học về con người với các khoa học tự nhiên? (29/09/2008)

Bài viết tổng hợp lại những luận điểm chính của những người theo quan điểm cho rằng, khoa học về con người không phải là khoa học theo nghĩa chặt chẽ của từ này; từ đó đưa ra các luận chứng của bản thân tác giả về một kiểu hợp nhất giữa các khoa học tự nhiên và khoa học về con người - sự thống nhất về mặt nguyên tắc giữa các phương pháp nghiên cứu.
Tác giả: Lektorski V. A.; Hồ Sĩ Quý, Nguyễn Anh Tuấn d.