Sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá - một góc nhìn từ Việt Nam (02/10/2008)
Bài viết giới thiệu cuốn sách “Sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá - một góc nhìn từ Việt Nam” của tác giả Phạm Xuân Nam - một công trình nghiên cứu về bản sắc văn hoá Việt Nam và vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc với tính cách là một nguyên tắc sống còn trong thời đại thế giới phát triển văn hoá theo xu thế toàn cầu hoá. Cuốn sách gồm sáu phần nội dung chủ yếu: 1) Nhận thức về sự đa dạng văn hoá và đối thoại giữa các nền văn hoá; 2) Những hoạt động sáng tạo giá trị văn hoá cội nguồn của dân tộc ở thời đại Văn Lang - Âu Lạc; 3) Kết hợp đối thoại văn hoá với nhiều hình thức đấu tranh khác trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; 4) Đối thoại giữa nền văn hoá Đại Việt với một số nền văn hoá trong khu vực và trên thế giới thời trung đại; 5) Tiếp xúc, giao lưu, đối thoại ngày càng mở rộng giữa văn hoá Việt Nam với nhiều nền văn hoá trên thế giới thời cận - hiện đại; 6) Bài học lịch sử và vấn đề đương đại của việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chủ động tham gia đối thoại giữa các nền văn hoá trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay.
Tác giả:
Phạm Xuân Nam; Thành Duy g.th.
Mấy vấn đề về bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống các tộc người ở Tây Nguyên (02/10/2008)
Tây Nguyên là vùng văn hoá dân gian phong phú và độc đáo nhất ở Việt Nam. Đây là nơi gặp gỡ của nhiều luồng dân cư, nơi giao lưu văn hoá của nhiều tộc người, do vậy các tộc người Tây Nguyên và văn hoá Tây Nguyên là bức thảm nhiều màu sắc. Văn hoá các tộc người Tây Nguyên hiện nay biến đổi theo bốn xu hướng chủ yếu là: giao lưu và ảnh hưởng văn hoá, đứt gãy giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới văn hoá các tộc người, đồng hoá tự nhiên về văn hoá, và phục hồi văn hoá truyền thống.
Tác giả:
Ngô Đức Thịnh
Ảnh hưởng của các lý thuyết hiện đại đến nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt (02/10/2008)
Việt ngữ học ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhưng một dấu mốc quan trọng là từ sau năm 1954, khi nhà nước Việt Nam thành lập các trường đại học ở miền Bắc và Ban Văn - Sử - Địa, tiền thân của Viện Khoa học xã hội Việt Nam ngày nay với các chuyên ngành ngôn ngữ học ở các trường đại học và tại Viện Ngôn ngữ học, thì Việt ngữ học bước vào một giai đoạn phát triển mới. Việc tìm hiểu ảnh hưởng của những khuynh hướng và trào lưu ngôn ngữ học hiện đại đến Việt ngữ học là một việc làm cần thiết để chúng ta có thể có những tổng kết và tìm ra những hướng phát triển thích hợp cho Việt ngữ học trong thời kỳ đổi mới. Tác giả bài viết bước đầu nêu lên một bức tranh chung nhất về ảnh hưởng của các lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại đến Việt ngữ học ở phạm vi nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt.
Tác giả:
Nguyễn Huy Cẩn
Edgar Morin và triết học giáo dục (02/10/2008)
Mấy năm gần đây, tên tuổi của Edgar Morin trở nên gần gũi với bạn đọc Việt Nam. Năm cuốn sách quý của ông đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt gồm: Trái đất - Tổ quốc chung được coi là một “kiệt tác” (2002); Bộ sách “Phương pháp” - tác phẩm chủ yếu của Edgar Morin, gồm sáu tập, đã dịch và xuất bản được hai tập: Phương pháp 3 - Tri thức về tri thức (2006) và Phương pháp 4 - Tư tưởng (2008); Sách bộ ba về giáo dục có tên chung là “Cải cách” đã dịch và xuất bản được hai cuốn: Liên kết tri thức - Thách đố của thế kỷ XXI (2005) và cuốn Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (2008).
Tác giả:
Phạm Khiêm Ích
Bước ngoặt 1876 của thư viện Đại học Mỹ (02/10/2008)
Bước ngoặt lịch sử năm 1876 của ngành Thư viện Đại học Mỹ là kết quả của sự hình thành và phát triển của ngành này trong hơn một thế kỷ. Chính xác hơn thì phải nói rằng đó là kết quả của một tập quán tốt ở đông đảo người Mỹ, tập quán quý trọng tri thức, khao khát tri thức, được đặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ trước cuộc Nội chiến 1861. Bước ngoặt 1876 chính là điểm khởi phát ngoạn mục thời điểm bắt đầu quá trình phát triển cho đến nay còn đang tiếp tục của nước Mỹ, trong đó, ngành Thư viện ngày càng phát triển, hoàn thiện và đứng đầu thế giới xét về tất cả các khía cạnh của nó.
Tác giả:
Nguyễn Huy Chương
Cơ chế phát triển sạch và tiềm năng phát triển ở Việt Nam (02/10/2008)
Cơ chế phát triển sạch (CDM - Clean Development Mechanism) là cơ chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto năm 1997, nhằm thiết lập một khuôn khổ pháp lý mang tính toàn cầu cho các bước khởi đầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính, đưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gian thực hiện cho các nước phát triển, theo đó các nước phát triển hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thân thiện với môi trường, nhằm phát triển bền vững. Hiện nay CDM đã và đang được đưa vào các dự án nhằm giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm về xét duyệt các tiêu chuẩn dự án CDM, còn Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và môi trường (RCEE) đóng góp cho việc xây dựng khung lý thuyết và tăng cường hiểu biết về CDM ở Việt Nam. CDM sẽ dần dần được lồng ghép vào kế hoạch phát triển tổng thể của một số Bộ, ngành. Bài viết tập trung giới thiệu những thông tin cơ bản về CDM và thực tiễn phát triển CDM bước đầu ở Việt Nam.
Tác giả:
Ngô Thế Bắc
Văn hoá Việt Nam: toàn cầu hoá và thị trường (02/10/2008)
A. A. Sokolov là Phó giáo sư, Tiến sỹ ngữ văn, cán bộ nghiên cứu Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, nhà Việt Nam học quen biết với giới khoa học xã hội và văn học - nghệ thuật Việt Nam.
Tác giả:
A. A. Sokolov; Lê Sơn d.