Chủ nghĩa xã hội: khái niệm - một số mô hình - những vấn đề tranh luận (30/11/2007)
Tác giả tổng thuật ý kiến của một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội phương Tây thuộc các khuynh hướng khác nhau: cộng sản, macxit và không macxit xung quanh vấn đề khái niệm chủ nghĩa xã hội, các mô hình chủ nghĩa xã hội và những vấn đề được tranh luận nhiều trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, đó là vấn đề quyền sở hữu, dân chủ hay sự phù hợp giữa chủ nghĩa xã hội và thị trường.
Tác giả:
Bùi Đình Thanh t.th.
Một cách lý giải về quá trình hình thành ASEAN (30/11/2007)
Tác giả lý giải về quá trình hình thành ASEAN qua các giai đoạn từ những năm 1960 đến nay; phân tích tình hình phát triển và mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực nhằm có được nhận thức sâu sắc hơn về ASEAN ở giai đoạn hiện tại và tương lai.
Tác giả:
Phạm Nguyên Long
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và một số vấn đề văn hoá (30/11/2007)
Phần đầu của bài viết tập trung phân tích những biểu hiện tiêu cực, những hiểm hoạ mà cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật gây ra đối với văn hoá và con người với sự lấn át, đẩy lùi tư tưởng nhân bản, sự hình thành xã hội tiêu thụ, hình thành nền sản xuất các sản phẩm văn hoá, kỷ nguyên nhiễu tin và thế giới của sự bất bình đẳng.
Tác giả:
Nguyễn Chí Tình t.th.
Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá (30/11/2007)
Dưới góc độ triết học và giá trị học, các tác giả tập trung làm rõ thực chất của toàn cầu hoá, những thách thức và cơ hội của toàn cầu hoá đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống và giá trị nhân văn Việt Nam; góp phần giải đáp vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá.
Tác giả:
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên ch.b.; Lê Hường l.th.
Quyền sở hữu trí tuệ về tri thức của các cộng đồng tộc người (30/11/2007)
Bài viết góp phần lý giải các hiện tượng liên văn hoá diễn ra trong quá trình trao đổi tri thức cổ truyền giữa các nhóm tộc người và các thiết chế khác nhau của xã hội hiện đại; đề xuất những nguyên tắc mang tính định hướng nhằm dựng lên một khung điều hành bảo vệ tri thức cổ truyền của người dân bản địa, đồng thời thúc đẩy sự nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Tác giả:
Alvaro Zerda-Sarmiento, Clemente Forero-Pineda; Tiến Đạt l.th.
Những bài học từ một thập niên chuyển đổi tại Đông Âu và Liên Xô cũ (30/11/2007)
Bài viết tập trung tìm lời giải đáp cho các câu hỏi: Tại sao một số nền kinh tế chuyển đổi lại vận hành tốt hơn? Nếu cải cách đem lại những nguồn lợi thì tại sao chính phủ một số nước lại lưỡng lự chấp nhận cải cách? Tại sao những chính sách trước đây tiến bộ nay cần phải xem xét lại, đặc biệt là đối với các nước còn tụt hậu?
Từ thực tế chuyển đổi ở Đông Âu và Liên Xô cũ trong một thập niên qua, các tác giả khẳng định những vấn đề mấu chốt mà các nước này phải giải quyết, đó là cải thiện môi trường đầu tư để tạo thuận lợi cho việc thành lập các công ty mới, phát triển các thể chế để kiểm soát công tác quản lý, và phá vỡ bẫy thăng bằng cải cách từng phần.
Tác giả:
P.K. Mitra, M. Selowsky; Ngọc Lan l.th.
Các xu hướng trong lĩnh vực giáo dục đại học ở các nước phát triển (30/11/2007)
Trong giai đoạn hiện nay, yếu tố cơ bản có tác động đến giáo dục là hệ tư tưởng kinh tế của toàn cầu hoá, vốn nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của thị trường và hạ thấp vai trò của khu vực nhà nước. Còn nét đặc trưng của giáo dục đại học trong thập niên gần đây là sự mở rộng và đi sâu đáng kể vào những chuyên ngành liên bộ môn nhờ có sự tạo ra các hướng mới và sự lựa chọn rộng rãi các môn học không bắt buộc.
Tác giả:
Xuân Mai d.