Nguyễn Ái Quốc: người khai sáng báo chí cách mạng và văn học hiện đại Việt Nam ở Paris (29/09/2008)

Phân tích nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm chính luận, báo chí, truyện ngắn, truyện ký, kịch,… mà Nguyễn Ái Quốc sáng tác trong thời gian sáu năm (1917-1922) ở Paris, dưới góc độ là công cụ báo chí và văn chương để phục vụ sự nghiệp cách mạng, tác giả khẳng định, chính Nguyễn Ái Quốc, trên hành trình tìm đường cứu nước, đã tạo nền móng cho nền văn học mới của dân tộc, từ những năm 20 của thế kỷ XX.
Tác giả: Phong Lê

Hai đặc điểm của tiếng Việt đầu thế kỷ XXI (29/09/2008)

Bằng các dẫn chứng cụ thể, tác giả phân tích những điều kiện khách quan, bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội dẫn tới sự hình thành hai đặc điểm - sự hoà trộn của các phương ngữ và sự thâm nhập của các ngoại ngữ, đặc biệt là ảnh hưởng của tiếng Anh trong tiếng Việt vào những thập niên cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI.
Tác giả: Vương Toàn

Về vai trò của Nhà nước và nền hành chính công trong nền kinh tế thị trường (29/09/2008)

Bài viết bàn về sự thay đổi vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và lý giải những ưu điểm của mô hình hành chính công mới trong nền kinh tế thị trường ở các khía cạnh: hiệu quả hoạt động quản lý; tính phi quy chế hoá; việc phân quyền, áp dụng một số yếu tố của cơ chế thị trường; xã hội hoá, tư nhân hoá một phần các hoạt động của Nhà nước trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu và pháp luật Nhà nước (luật công), đặc biệt là các dịch vụ công cộng; xu hướng quốc tế hoá; hành chính công không tách khỏi hành chính tư và vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp vào thực tiễn hoạt động của mình.
Tác giả: Lê Thị Vân Hạnh

Toàn cầu hoá và phát triển bền vững: cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam (29/09/2008)

Tác giả làm rõ hai xu thế lớn trên thế giới hiện nay là toàn cầu hoá và phát triển bền vững; chỉ ra những thuận lợi và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đang chuẩn bị để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tác giả: Lê Quý An

Suy thoái kinh tế kéo dài, cải cách nửa vời, tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản (29/09/2008)

Cuốn sách gồm bảy chương, là tập hợp có hệ thống những công trình của tác giả Lưu Ngọc Trịnh xung quanh vấn đề về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản với các cuộc cải cách khác nhau từ những năm 1990 đến nay và trong tương lai.
Tác giả: Lưu Ngọc Trịnh; Nguyễn Thị Luyến l.th.

Chuyển đổi kinh tế ở Liên bang Nga (29/09/2008)

Đây là bài tham luận của Đoàn cán bộ khoa học Liên bang Nga trình bày tại Hội thảo quốc tế “Chính sách đối với các nền kinh tế chuyển đổi” tổ chức hồi tháng 05 năm 2004, hệ thống lại các quá trình chuyển đổi kinh tế ở Nga; phân tích những đặc điểm chính của quá trình này; nêu rõ những thách thức mà nền kinh tế Nga đang phải đối mặt cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình chuyển đổi đó.
Tác giả: Đoàn cán bộ khoa học Liên bang Nga; Nguyễn Thị Yến l.th.

Hội thảo quốc tế EUROSEAS lần thứ tư (29/09/2008)

Hội thảo quốc tế EUROSEAS lần thứ tư diễn ra trong các ngày 01-04/09/2004 tại trường Đại học Tổng hợp Panthéon - Sorbonne Paris I (Pháp) với phiên khai mạc, hai hội nghị bàn tròn và 35 tiểu ban tập trung thảo luận về các vấn đề lịch sử, văn hoá, dân cư, môi trường, phát triển bền vững, y tế cộng đồng, quan hệ quốc tế, kinh tế, tài chính, tôn giáo… của khu vực Đông Nam Á.
Tác giả: Phạm Hồng Tung t.th.

Tăng cường vai trò của các khoa học xã hội trong xã hội: sáng kiến thế giới trong lĩnh vực khoa học xã hội (29/09/2008)

Sáng kiến thế giới về khoa học xã hội (WSSI) được hiểu như một khung mềm dẻo trong đó người ta có thể: a) qua các đổi mới, thực hiện việc đánh giá lại và điều chỉnh chức năng của các hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học xã hội nhằm hướng chúng tốt hơn cho các hoạt động đã được xác định vì sự thay đổi xã hội và kết quả của sự thay đổi này, tất cả nhằm khuyến khích sự tự hình thành những hiểu biết về các xuất bản phẩm được kích thích bởi sự ham hiểu biết và tính năng động; b) tăng cường tính hữu dụng công cộng của các chuyên ngành khoa học xã hội, nhất là đối với các chính sách công, khu vực tư nhân và xã hội công dân.
Tác giả: Ali Kazancigil; Công Hải d.