Nền giáo dục cách mạng nước nhà: nhìn lại thành tựu 60 năm (1945 - 2005) và hướng tới tương lai 2020 (13/10/2008)

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có một nền văn hiến rực rỡ vì đã xây dựng được một hệ thống giáo dục là trụ cột cơ bản cho nền văn hiến này. Giáo dục Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng trong quá trình dựng nước và giữ nước, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, tiếp thu tinh hoa của nhân loại. Giai đoạn 1945 - 2005, nền giáo dục Việt Nam đạt tới đỉnh cao so với các giai đoạn trước đó. Bài viết tập trung trình bày thiết chế giáo dục, những thành tựu đạt được trong 60 năm qua và hướng đến viễn cảnh tương lai.
Tác giả: Đặng Quốc Bảo

Đối thoại văn hoá hay đụng độ văn minh: về quan điểm của Samuel P. Huntington (13/10/2008)

Kể từ sau sự kiện 11/09, thế giới bước vào cục diện chính trị mới trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Xu thế hoà bình, ổn định gắn liền với quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá dường như mâu thuẫn gay gắt với xu thế chiến tranh, hỗn loạn do cái gọi là sự đụng độ giữa các nền văn minh. Trong bối cảnh ấy, quan điểm về sự đụng độ giữa các nền văn minh của Samuel P. Huntington đã bị ngộ nhận và không loại trừ, đôi khi, còn bị lợi dụng. Sự thực, các nền văn hoá và văn minh có vận động theo chiều hướng đối đầu hay không? Theo logic tất yếu của nó, văn hoá Hồi giáo có thực sự mâu thuẫn với văn hoá phương Tây, như luận thuyết của Huntington, đến nỗi khiến cho chiến tranh đã xảy ra như là một tai hoạ không tránh khỏi đối với loài người?
Tác giả: Hồ Sĩ Quý

Mối quan hệ giữa chức năng xã hội - chính trị và chức năng xã hội - dân sự của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (13/10/2008)

Trên cơ sở lý luận Marx-Lenin về Nhà nước, bài viết luận giải một số nội dung cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa chức năng xã hội - chính trị và chức năng xã hội - dân sự của Nhà nước pháp quyền; đặc biệt nhấn mạnh các nguyên tắc cần tuân thủ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đồng thời vận dụng những nguyên tắc đó trong việc thực hiện các chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài viết chú ý phân tích những mặt được cùng những hạn chế cần khắc phục nhằm củng cố và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng vững mạnh.
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng

Về đặc điểm địa bàn di dân tái định cư ở Tây Nguyên (13/10/2008)

Bài viết tập trung xem xét tương quan giữa dân di cư với đặc điểm sinh thái - nhân văn của địa bàn nhập cư như hệ canh tác, những chủ thể sử dụng tài nguyên khác như nông - lâm trường, dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy những điều cần lưu ý về thực trạng cũng như chính sách đối với vấn đề di dân hiện nay.
Tác giả: Tạ Long, Ngô Thị Chính

Việt Nam trong ASEAN: hiện tại và tương lai (13/10/2008)

Bài viết tổng thuật nội dung Hội thảo “Việt Nam trong ASEAN: hiện tại và tương lai” do Ban thư ký ASEAN quốc gia (Bộ Ngoại giao) và Ủy ban Văn hoá - thông tin ASEAN quốc gia (Bộ Văn hoá - thông tin) phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào ngày 05/08/2005. Hội thảo nhằm giúp Việt Nam nhìn lại quá trình đồng hành hội nhập Việt Nam - ASEAN trong một thập niên qua với những phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế,… Hội thảo cũng là cơ hội để các đại biểu tham gia cùng đánh giá, tổng kết những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN vì lợi ích chung của Hiệp hội, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng của Đông Nam Á; cùng thảo luận về những biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa vai trò, vị trí và sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN.
Tác giả: Hữu Tùng t.th.

Mấy suy nghĩ của một doanh nhân về những phẩm chất làm nên sự vĩ đại của một quốc gia (13/10/2008)

Tinh thần quốc gia là điều vô giá, mạnh mẽ hơn tất cả và hạnh phúc thay cho quốc gia nào khi sở hữu được tinh thần này với những thế hệ luôn mang trong tim hoài bão và những ước mơ lớn, với những trái tim tràn đầy tình yêu đất nước, yêu con người, luôn có lòng dũng cảm, lòng cao thượng vị tha, luôn cam kết tất cả vì trách nhiệm, vì danh dự, lòng tự trọng với dân tộc, với tổ quốc. Đất nước nào sở hữu được tinh thần quốc gia với những thuộc tính trên thì ngay lập tức sẽ được thế giới tôn trọng, sẽ sản sinh ra những con người, những chính phủ luôn suy nghĩ tìm ra những quyết sách đúng, phương pháp tốt để làm cho dân tộc họ lên ngôi và trở nên hùng mạnh và vĩ đại hơn.
Tác giả: Đặng Lê Nguyên Vũ

Giữa nhà nước và thị trường. Một cách điều hành mới về vệ sinh y tế cho các nước đang phát triển (13/10/2008)

Để phê phán những khuyến nghị mới nhất của các tổ chức quốc tế về vấn đề bảo vệ sức khoẻ ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước vùng cận Sahara ở châu Phi, bài viết trình bày khái quát quá trình hình thành các chính sách vệ sinh y tế vùng cận Sahara, chứng tỏ rằng việc cầu viện đến những công cụ mới này một phần xuất phát từ sự thiếu hiệu quả của các mô hình nhà nước và mô hình thị trường trong việc tổ chức các hệ thống bảo vệ sức khoẻ; đồng thời chỉ rõ những hạn chế và hậu quả của các chính sách mới được xây dựng trên cơ sở của thuyết thể chế mới thể hiện ở chỗ chúng bỏ qua tầm quan trọng của các phương diện đạo đức và chính trị trong việc điều hành các hệ thống bảo vệ sức khoẻ.
Tác giả: Stéphane Tizio; Tiến Đạt l.th.

Văn hoá chống chủ nghĩa khủng bố (13/10/2008)

Bài viết giới thiệu bản tham luận của Iosif Kobzon, nghệ sĩ nhân dân Liên Xô, Chủ tịch Ủy ban Văn hoá của Viện Duma quốc gia Nga tại cuộc Hội thảo “Văn hoá chống chủ nghĩa khủng bố - sự đảm bảo về mặt pháp luật cho việc huy động tiềm năng văn hoá của xã hội vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố”, đề cập tới giá trị tối cao của dân tộc Nga, tới nền văn hoá nước Nga, tới tiềm năng chống khủng bố của đất nước; nhấn mạnh ý nghĩa cấp thiết của việc có được những biện pháp huy động tiềm năng chống khủng bố, đưa nó một cách hữu cơ vào hệ thống chống khủng bố đã được hình thành.
Tác giả: Iosif Kobzon; Lê Sơn d.