Quản lý nhà trường phổ thông trước nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục trong hoàn cảnh hiện nay (02/10/2008)
Báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong số tất niên 31/12/2005, sau khi tổng kết ba thành tựu lớn của giáo dục năm 2005, có nêu ra sáu điều giáo dục còn bất cập. Tuy chưa phải là một sự tổng kết, đánh giá có tính hệ thống và thật tỉ mỉ từ một cơ quan hay viện nghiên cứu, song bài báo này có một sức nặng nhất định trong công luận. Bài báo đáng để cho chúng ta tham khảo, lấy đó làm một điểm tựa bàn luận về thách thức của quản lý nhà trường phổ thông trước nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục trong hoàn cảnh hiện nay.
Tác giả:
Đặng Quốc Bảo
Chế độ dân chủ cộng hoà và những giá trị cần phát huy trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (02/10/2008)
Chế độ dân chủ cộng hòa - dân chủ nhân dân là thành quả vĩ đại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ - Cách mạng tháng Tám. Đây là hình thức đầu tiên của hệ thống chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta sáng tạo ra trên chặng đường đi tới chủ nghĩa xã hội. Trung tâm của chế độ chính trị này là sự tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chứ không vì lợi ích của riêng của một đảng, tầng lớp hay giai cấp nào. Lịch sử đã chứng minh rằng chế độ dân chủ cộng hòa là một chế độ chính trị và hình thức nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa nước ta trong một thời gian dài; nó đã thống nhất, phát huy được sức mạnh to lớn của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn thể xã hội, tạo nên sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc - của dân chủ. Những đặc điểm ưu trội và giá trị của chế độ này cần được tiếp tục nghiên cứu để phát huy, phát triển trong công cuộc đổi mới hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo ở nước ta hiện nay.
Tác giả:
Đỗ Minh Cương
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ (02/10/2008)
Lý luận khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người nói chung, của các đảng vô sản cách mạng nói riêng. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx-Lenin luôn coi trọng vai trò của lý luận trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn cách mạng. V. I. Lenin đã chỉ rõ: Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Chỉ có đảng nào có được lý luận tiền phong dẫn đường thì đảng đó mới có thể hoàn thành vai trò cách mạng tiền phong.
Kế thừa tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Marx-Lenin, Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vai trò quan trọng của lý luận khoa học đối với sự phát triển phong trào cách mạng, vì thế Người đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận cách mạng cho đội ngũ cán bộ đảng viên. Tư tưởng của Người về vấn đề này là tài sản quý giá để chúng ta nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn đổi mới đất nước hiện nay.
Tác giả:
Nguyễn Bình Yên
Phân cấp ở Đông Á - để chính quyền địa phương phát huy tác dụng (02/10/2008)
Cuốn sách “Phân cấp Đông Á - Để chính quyền địa phương phát huy tác dụng” là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Ngân hàng thế giới về các vấn đề của phân cấp tại một số nước Đông Á. Công trình này phân tích và đưa ra đánh giá những gì mà các nước này đã thực hiện được cho đến nay, tìm ra những điểm cốt lõi, nêu lên những kinh nghiệm tích cực và nhận diện những lĩnh vực cần được ưu tiên trong thời gian tới. Các nhà nghiên cứu cũng không đưa ra một khảo sát, nghiên cứu rộng trên toàn bộ Đông Á, mà tập trung vào 6 nước Đông Á - nơi được các chuyên gia đánh giá là hoạt động phân quyền đã trở nên hết sức quan trọng - Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Tác giả:
Ngân hàng thế giới; Hải Bình l.th.
Tri thức thực tiễn và công nghệ phù hợp - sự đổi mới của khoa học và công nghệ Thái Lan (02/10/2008)
Thái Lan là nước thực hiện công nghiệp hóa và phát triển kinh tế ngay từ những năm 1960, và có sự tăng trưởng cao liên tục trong gần bốn thập niên qua. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm bộc lộ những điểm yếu cơ bản của Thái Lan cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Nhận thức rõ khoa học và công nghệ có vai trò to lớn trong việc vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng, Chính phủ Thái Lan đã không ngừng đổi mới chính sách khoa học và công nghệ, phát triển các ngành công nghiệp có tầm thế giới và xây dựng được nền tảng công nghệ cho nhiều lĩnh vực tương lai. Đặc biệt trong kế hoạch 2004-2013, mục tiêu của chính sách khoa học và công nghệ Thái Lan là không ngừng đổi mới, tạo ra những chuyển biến rõ nét trong thực thi chủ trương phát triển kinh tế - xã hội dựa trên tri thức thực tiễn và công nghệ phù hợp, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững đất nước. Những kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển khoa học và công nghệ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là những tham khảo hữu ích đối với Việt Nam.
Tác giả:
Lê Thành Ý
Khoa học kinh tế: những thách thức mới của thời đại (02/10/2008)
Nửa sau thế kỷ XX đã diễn ra với sự nổi bật về kinh tế cả trên phương diện khoa học lẫn phương diện nghệ thuật quản lý nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố kinh tế đang chuyển từ chỗ là các yếu tố chính thành các yếu tố thứ yếu, đang trở thành phần nào kết quả của các đặc điểm trí tuệ, dân tộc và dân số, và trong một chừng mực nào đó - thành kết cục khô khan của các mánh khóe chính trị và những tặng phẩm của thiên nhiên. Những điều này đã ảnh hưởng nhất định đến tính chất của bản thân lý luận kinh tế. Các xu hướng và các hiện tượng kinh tế mới đang làm cho người ta hoài nghi nhiều định đề của nó và điều đó đòi hỏi phải xem xét lại một số khái niệm cơ sở mang tính lý luận của khoa học kinh tế. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận của khoa học kinh tế - là những thách thức mới của thời đại đối với cộng đồng các nhà kinh tế học hiện nay.
Tác giả:
Balackij E.; Thu Hương l.th.
Chấm dứt nghèo đói: phỏng vấn Jeffrey Sachs (02/10/2008)
Jeffrey D. Sachs được biết đến như một chuyên gia tư vấn cho chính phủ các nước thuộc châu Á và Mỹ Latinh trong chiến lược cải cách kinh tế, được khâm phục như một nhà kinh tế có khả năng làm thay đổi toàn diện nền kinh tế đang khủng hoảng. Năm 2005, ông xuất bản cuốn sách “Chấm dứt nghèo đói”, nêu rõ những chiến lược nhằm xoá bỏ nghèo đói vào năm 2025. Thái độ lạc quan trong cuốn sách đã khiến một số người hoài nghi. Tại sao trong nhiều thập kỷ qua, những nghiên cứu của kinh tế học phát triển lại không đưa ra được những giải pháp xoá bỏ được nghèo đói? Điều gì làm cho các đề xuất của Sachs đặc biệt đến thế? Mục tiêu xoá nghèo đói có thể đạt được trong giai đoạn hiện nay hay không?
Tác giả:
Onnesha Roychodhuri; Khánh Vân d.