Hệ thống tra cứu
01/01/2014
THƯ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
1B Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Tiền thân là Thư viện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp
(BEFEO, thành lập năm 1901)
Mở cửa từ 8:00 đến 16:30 từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần
Riêng thứ Sáu: từ 13:30 đến 16:30 hoạt động nghiệp vụ, không phục vụ bạn đọc
- Phục vụ đọc tại chỗ tại Phòng đọc tổng hợp (tầng 4), Phòng đọc mở (sách, tầng 4), Phòng đọc mở (báo - tạp chí, tầng 8), Phòng tra cứu (tầng 4).
- Tra cứu, tìm kiếm và cung cấp tài liệu theo yêu cầu bạn đọc.
- Cung cấp các cơ sở dữ liệu, danh mục ấn phẩm thông tin theo yêu cầu bạn đọc.
- Tra cứu, tìm kiếm và cung cấp thông tin từ một số cơ sở dữ liệu toàn văn về khoa học xã hội và nhân văn trên mạng.
- Phục vụ sao chụp tài liệu theo yêu cầu bạn đọc.
- Phục vụ Internet.
I. TẠI CÁC PHÒNG ĐỌC MỞ, BẠN ĐỌC CÓ THỂ TRA CỨU:
1. Hồ Chí Minh toàn tập; Marx - Engels toàn tập tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Pháp; Lênin toàn tập tiếng Việt, tiếng Nga; các loại từ điển với nhiều thứ tiếng và chuyên ngành khác nhau.
2. Hơn 1.000 đầu báo và tạp chí tiếng Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc… về khoa học xã hội, trong đó có hơn 500 đầu tạp chí các chuyên ngành khoa học xã hội uy tín trên thế giới với khoảng 200 tạp chí có từ số 01 đến nay.
II. TẠI PHÒNG ĐỌC TỔNG HỢP, BẠN ĐỌC CÓ THỂ ĐỌC:
1. Hơn 500.000 đầu sách các ngữ về khoa học xã hội. Sách cổ nhất của Thư viện có niên đại từ thế kỷ XIV. Bản độc đáo nhất của Thư viện có dấu “Ngự” của Triều Thanh Trung Quốc (thế kỷ XVIII).
2. Hơn 11.000 đầu sách tiếng Trung Quốc hiện đại.
3. Hơn 40.000 đầu sách ký tự Latinh như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia…
4. Bộ “Vĩnh lạc đại điển” và bộ “Tứ khố toàn thư” (những sách có giá trị đặc biệt mà ngay tại nơi sinh ra nó là Trung Quốc cũng không có đủ).
5. Bạn đọc có thể nghiên cứu sách báo tiếng Nga từ thế kỷ XVIII đến nay, đặc biệt là sách báo thời Xô viết.
6. Bạn đọc có thể nghiên cứu các tài liệu khoa học online (được các tổ chức khoa học thế giới cho phép truy cập)…
III. TẠI PHÒNG ĐỌC TỔNG HỢP, BẠN ĐỌC CÓ THỂ ĐỌC, KHẢO CỨU:
1. Hơn 160 tập thần tích, thần sắc của khoảng 9.000 làng Việt; khoảng 6.000 Hương ước chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ được soạn từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.
2. Hơn 3.000 tài liệu thống kê, mô tả, biên niên… bằng chữ Hán, chữ Nôm về các dạng văn hóa truyền thống như thần sắc, văn bia, địa bạ, khoán lệ…; các bản kê địa danh làng xã năm 1923 của hầu hết các tỉnh, thành trong cả nuớc.
3. Bản đồ Hà Nội năm 1831 “Hoài Đức phủ toàn đồ”, bản đồ Hà Nội 1873; bản đồ Sài Gòn năm 1902.
4. Tại Thư viện, bạn đọc có thể xem khoảng 40.000 ảnh và 122 tập atlat về Đông Dương, những bức ảnh được các nhà sử học, kiến trúc sư, khảo cổ học, dân tộc học… người Pháp và người Việt Nam, các công chức thuộc các cơ quan hành chính thuộc địa… chụp từ trước những năm 1930.
5. Các bộ sưu tập Bản đồ, Sắc phong, Thần tích - Thần sắc, Hương ước, Ảnh, Phim, hay sách khoa học xã hội tiếng Hán cổ, Nhật cổ, Hán nôm, Nga... là những bộ sưu tập chuyên ngành có một không hai.
IV. BẠN ĐỌC CHUYÊN BIỆT (THEO CHẾ ĐỘ ĐẶC BIỆT) CÓ THỂ NGHIÊN CỨU:
1. Hơn 11.000 đầu sách Nhật cổ, 31.000 đầu sách Trung Quốc cổ (với khoảng 600.000 cổ tịch Trung văn trên toàn thế giới, Thư viện Khoa học xã hội đứng thứ 4 sau Thư viện quốc gia Bắc Kinh, Thư viện Đại học Tokyo, và Thư viện quốc gia Đài Loan về sách Trung Quốc cổ).
2. Hơn 3.000 bản đồ khác được vẽ hoặc in từ năm 1584 đến năm 1942; gần 400 sắc phong của triều Nguyễn và các triều đại trước đó, bản sắc phong cổ nhất của Thư viện thuộc thế kỷ XVI.
|
|