Tác động của sức mạnh kinh tế Trung Quốc đến xu thế chính trị, kinh tế Mỹ (30/09/2024)

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung vắn tắt bài viết “Tác động của sức mạnh kinh tế Trung Quốc đến xu thế chính trị, kinh tế Mỹ” của TS. Lê Lan Anh (Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và TS. Nguyễn Thị Hạ (Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Bài viết phân tích thực trạng phát triển kinh tế của Trung Quốc trên các lĩnh vực thương mại, tài chính, khoa học và công nghệ, đầu tư; từ đó đánh giá tác động của sức mạnh kinh tế Trung Quốc tới xu thế chính trị, kinh tế Mỹ. Toàn văn bài viết đã được đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 8/2024.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và gợi ý chính sách cho Việt Nam (30/09/2024)

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung vắn tắt bài viết “Kinh nghiệm của Trung Quốc trong quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và gợi ý chính sách cho Việt Nam” của PGS.TS. Đặng Thu Thủy (Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và TS. Nguyễn Xuân Cường (Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Bài viết gồm ba nội dung chính: (i) khái niệm, đặc điểm và vai trò của quỹ tài chính ngoài ngân sách (EBF); (ii) quá trình phát triển của EBF tại Trung Quốc; (iii) hoạt động quản lý EBF của Trung Quốc và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Toàn văn bài viết đã được đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 8/2024.

Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở đối với công tác giảm nghèo bền vững (28/08/2024)

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung vắn tắt bài viết “Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở đối với công tác giảm nghèo bền vững” của TS. Vũ Thị Thu Hằng (Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Bài viết khái quát về công tác giảm nghèo, phân tích vai trò của hệ thống chính trị cơ sở đối với công tác giảm nghèo bền vững, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay. Toàn văn bài viết đã được đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 7/2024.

Vai trò của quan hệ kinh tế Mỹ - Nga trong sự hình thành trật tự kinh tế thế giới mới (28/08/2024)

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung vắn tắt bài viết “Vai trò của quan hệ kinh tế Mỹ - Nga trong sự hình thành trật tự kinh tế thế giới mới” của PGS.TS. Trần Nam Tiến (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Bài viết tập trung vào ba nội dung chính: (i) trật tự kinh tế thế giới mới; (ii) khái quát quan hệ kinh tế Mỹ - Nga giai đoạn 2001-2020; (iii) nhận xét tác động của quan hệ kinh tế Mỹ - Nga đối với trật tự kinh tế thế giới. Toàn văn bài viết đã được đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 7/2024.

Xu thế hợp tác kinh tế của Mỹ và quan hệ kinh tế Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden (31/07/2024)

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung vắn tắt bài viết “Xu thế hợp tác kinh tế của Mỹ và quan hệ kinh tế Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden” của TS. Lê Thị Vân Nga - Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết nhận định, xu thế hợp tác kinh tế của Mỹ với các nước đã được điều chỉnh theo hướng mềm dẻo hơn. Là một quốc gia có vị trí địa chiến lược ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với Mỹ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiếp tục hội nhập trong giai đoạn tới. Toàn văn bài viết đã được đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 6/2024.
Các tin đã đưa ngày: